Thông tin tài liệu:
Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, so với các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà học sinh được học. Mời các bạn tham khảo bài SKKN Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3 này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Rèn kỹ năng nghe nói cho HS trong phân môn Tập làm văn lớp 3 Đào Thị Tình- Tiểu học An SinhRèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3 Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, giao tiếp thường là một hoạt động khởiđầu cho những hoạt động tiếp theo. Nó tồn tại song song và ảnh hưởng to lớn đến kết quảcủa những hoạt động đó. Có thể nói giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong xã hội.Trong xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau. Nhu cầu đó cũng giống nhưcác nhu cầu khác giao tiếp cũng như ăn, mặc, ở, hít thở không khí, rất quan trọng và cầnthiết. Nhờ hoạt động giao tiếp, con người có thể trao đổi thông tin tạo lập các mối quanhệ tốt đẹp ...có thể nói giao tiếp là một trong những điều kiện quan trọng để con người vàxã hội loài người phát triển. Từ xa xưa tới nay, con người đã sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau để thựchiện hoạt động giao tiếp. Mỗi loại phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, songphương tiện giao tiếp đặc trưng và hiệu quả của loài người là ngôn ngữ... Ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởngthành của mỗi con người nói riêng và sự phát triển của loài người nói chung. Khi mớisinh ra con người chưa có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ . Trong quá trình trưởng thành, mỗi con người phải tự tích luỹ dần vốn ngôn ngữcho bản thân. Vốn ngôn ngữ này phải được bồi dưỡng, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ vànhà trường chính là nơi cung cấp ngôn ngữ cho trẻ một cách có hệ thống nhất. Mục đích Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinhnghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng ngônngữ làm phương tiện học tập và giao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng trongnhà trường. Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học nói riêng có nhiềuđổi mới về mục tiêu dạy học và được cụ thể hoá bằng sự đổi mới về nội dung, phươngpháp dạy học. Trong quá trình đổi mới này, định hướng giao tiếp (hay còn gọi là dạy học pháttriển lời nói) được đặc biệt quan tâm, được coi là nguyên tắc trung tâm của dạy học TiếngViệt ở tiểu học. Từ năm 2002 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt mới đã được đưa vào sử dụng đại tràđến nay đã được thực hiện ở các lớp. Việc sử dụng bộ sách mới này, bước đầu cho thấynhững kết quả khả quan, quan điểm giao tiếp trong dạy học đã bước đầu được khẳng địnhlà định hướng dạy học tích cực. Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, so với cácphân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức ngôn ngữ vàkỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà học sinh được học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn nàylà rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh ra các ngôn bản nói và ngôn bản viết. Trongchương trình Tiếng Việt 3, cả hai dạng kỹ năng này đều được quan tâm một cách thíchđáng thông qua hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng, có nhiều ưu điểm, phù hợpvới mục tiêu của môn học và của phân môn. Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng hiện nay việc dạy học Tập làm văn ởtrường tiểu học còn hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lý do của hiệntượng này là do đa số các giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũngnhư trình tự tiến hành một bài Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục tiêu và nộidung của bài đặt ra. Bên cạnh đó học sinh tiểu học là những đối tượng có năng lực tư duycòn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em cũng phát triển chưa cao. Nhiều emcòn dùng từ sai, câu sai, hoặc hoạt động của các em còn chưa phù hợp với hoàn cảnh mụcđích giao tiếp hoặc chưa đúng phương cách chức năng. Hiện tượng này khiến cho các emgặp nhiều khó khăn trong hoạt động học tập và giao tiếp. Các em phải được thực hiện cáchoạt động nói năng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Môn Tập làm văn nói riêngvà môn Tiếng Việt nói chung được coi là một giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụnày. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết của việc dạy họcrèn kĩ năng nghe nói trong phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và cũng do tính cấp thiết củavấn đề này mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinhtrong phân môn Tập làm văn lớp 3. I. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này giúp cho giáo viên đat jđược những mụcđích sau: Giúp giáo viên nắm chắc các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tậplàm văn lớp 3. ...