Chuẩn quốc gia là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các trường. Là một huyện còn khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất trường lớp đầu tư chưa nhiều... Mời các bạn tham khảo bài SKKN về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Về một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Trần Văn Thời BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Về một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà MauI. Phần mở đầuChuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động vàhiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Là một huyện còn khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân ở mức trung bình, địa bàn rộng,giao thông chưa thuận lợi, cơ sở vật chất trường lớp đầu tư chưa nhiều, nguồn lực hạnchế, nhưng thời gian qua huyện Trần Văn Thời luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác xâydựng trường đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) của tỉnh Cà Mau, đặc biệt là hai năm trở lại đây.Tuy nhiên so với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục thì kết quả đó chưa đáp ứng yêucầu.Theo Nghị quyết của huyện Đảng bộ Trần Văn Thời lần thứ XII, đến năm 2015 toànhuyện có ít nhất 70% trường ĐCQG. Đây là chỉ tiêu mang tính đột phá đối với sự nghiệpgiáo dục của huyện. Bởi vì, để nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục phát triển,không có giải pháp nào khác là xây dựng trường theo hướng ĐCQG. Bên cạnh, xây dựngtrường ĐCQG cũng là một tiêu chí quan trọng trong đề án xây dựng nông thôn mới hiệnnay.Với kinh nghiệm bản thân trong việc xây dựng trường ĐCQG thời gian qua cho thấy, xâydựng được một trường ĐCQG là một quá trình chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, phải có sựnỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp cùng với sự hỗ trợ tích cực của xã hội, bêncạnh là vai trò nòng cốt là ngành giáo dục. Tỷ lệ 70% trường ĐCQG đến năm 2015 thậtsự là một thách thức, nếu không có biện pháp, giải pháp tốt thì khó có khả năng đạt được.Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với các cấp quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụxây dựng trường ĐCQG thời gian tới, tôi chọn chủ đề sáng kiến kinh nghiệm “Về một sốgiải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bànhuyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” với nội dung trình bày dưới đây, mong được gópmột phần nhỏ cho nhiệm vụ chung của địa phương.II. Phần nội dung1. Cơ sở lý luận:- Xây dựng trường học ĐCQG là mục tiêu quan trọng trong phát triển sự nghiệp giáo dục,đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương. Yêu cầu đó phải đượcquán triệt cả về nhận thức và hành động từ cấp ủy Đảng, chính quyền, đến các đoàn thể,các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân ở địa phương; phải đặt dưới sự lãnh đạo sâu sắccủa Đảng.- Trong chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm để tập trung, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quảthấp. Trong thực hiện phải gắn chặt mục tiêu phổ cập giáo dục, chất lượng giáo dục vàcác nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; phải chú trọng số lượng và chấtlượng trong đó chất lượng là quan trọng.- Việc đầu tư xây dựng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp gắnvới đề án xây dựng nông thôn mới. Hệ thống nhà trường phải được phân bổ hợp lý, vừađáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, phù hợp với phân bố dân cư lâu dài, vừa đáp ứngvới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.2. Thực trạng và nguyên nhân công tác xây dựng trường học ĐCQG giai đoạn 2000 –2010.2.1. Thực trạng:Trường học ĐCQG được Bộ GD&ĐT triển khai từ năm 1996. Huyện Trần Văn Thời làmột trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Cà Mau xây dựng đề án triển khai thực hiệntrên địa bàn huyện từ những năm 2000. Qua 10 năm thực hiện (tính đến năm 2010), toànhuyện có 9 trường được công nhận ĐCQG, chiếm tỷ lệ 11,1%. Mặc dù có nhiều cố gắngtrong triển khai thực hiện, nhưng kết quả đạt được còn thấp, chưa đáp ứng với kế hoạchđề ra. Vì thế mà chất lượng giáo dục giữa các trường trong huyện chưa được đồng đều, tỉlệ học sinh, kưu ban, bỏ học, học sinh xếp loại học lực yếu kém còn cao, cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng vớiyêu cầu phát triển giáo dục.2.2. Nguyên nhân:Có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Công tác tham mưu, đềxuất chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao; công tác quy hoạch, kế hoạch chưa phùhợp với thực tế và yêu cầu phát triển. Công tác tuyên truyền chưa mang tính chiều sâu;một số cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và một bộ phận nhân dân chưa thật sựquan tâm đến công tác xây dựng trường học ĐCQG. Cán bộ quản lý một số trường chưađáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kiến thức phụ trợ khác; một số giáoviên chưa nhiệt tình trong công tác, tay nghề yếu, chậm đổi mới phương pháp giảngdạy…; tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học khá cao, bình quân trên 5%. Nguồn vốnhạn hẹp, đầu tư thiếu tập trung; nhiều điểm trường thiếu diện tích, mặt bằng để xây ...