Thông tin tài liệu:
Thí nghiệm nuôi lồng trong 16 tuần được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn cá tươi và thức ăn viên. Trong đó, thức ăn viên được tổng hợp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi lồng cá mú chấm đen, epinephelus malabaricus, bằng cá tươi và thức ăn viên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC
NUÔI LỒNG CÁ MÚ CHẤM ĐEN, EPINEPHELUS MALABARICUS, BẰNG CÁ
TƯƠI VÀ THỨC ĂN VIÊN
PRELIMINARY ASESSMENT OF TECHNICAL, ECONOMIC AND ENVIRONMENTAL EFFICIENCY
OF SEACAGE FARMING MALABAR GROUPPER EPINEPHELUS MALABARICUS, USING FRESH
FISH AND PELLET DIETS
Lê Anh Tuấn
Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Thí nghiệm nuôi lồng trong 16 tuần được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và
môi trường của việc nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn cá tươi và thức ăn viên. Trong đó, thức ăn
viên được tổng hợp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây của chính tác giả. Cá giống có khối
lượng trung bình (±SD) ban đầu là 57,4 ± 0,96 g được cho ăn hai lần mỗi ngày đến no với 3 lần lặp
cho mỗi nghiệm thức. Các lồng (1,5 x 1 x 1,5 m) được bố trí ở vùng Cửa Bé, thuộc vịnh Nha Trang với
nhiệt độ nước 27-30oC, độ mặn 26-30 ppt. Tỷ lệ sống của cá mú là 75-76,7%. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen được cho ăn thức ăn viên và thức ăn là cá tươi sai khác
không có ý nghĩa (P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo chất khô của cá được nuôi bằng thức
ăn viên là 2,08 và bằng thức ăn cá tươi là 2,17 (P>0,05). Thức ăn viên có chỉ số NPU khá cao
(58,94%) so với thức ăn là cá tươi (47,09%) (P0,05). Tuy nhiên, thành
phần lipid của chúng thấp hơn (6,31%) so với cá được cho ăn cá tươi (6,67%) (P