Danh mục

Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.38 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020 nghiên cứu mô tả thực trạng sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang với 380 nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh dựa trên số liệu thứ cấp của Khảo sát tai nạn thương tích tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020 SƠ CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CHÍ LINH, HẢI DƯƠNG NĂM 2020 Bùi Thị Hương Quỳnh Trần Thị Ngân Hoàng Thuỳ Dung Phạm Việt Cường Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương Đại học Y tế công cộng, Hà Nội TÓM TẮT: Nghiên cứu mô tả thực trạng sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang với 380 nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh dựa trên số liệu thứ cấp của Khảo sát tai nạn thương tích tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy thấy tỉ lệ sơ cấp cứu tại hiện trường chưa cao (31,1%). Người sơ cứu cho nạn nhân chủ yếu là cán bộ y tế (39,0%) và người quen (29,7%). Cơ sở y tế đầu tiên mà nạn nhân được đưa tới là cơ sở y tế tuyến huyện/ tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,5%, có 27,6% nạn nhân có thời gian chuyển từ hiện trường tới nơi điều trị đầu tiên > 30 phút. Có 31,1% nạn nhân phải nhập viện điều trị chấn thương do TNGTĐB, số ngày nằm viện trung bình là 13,6 ngày, số ngày nằm viện nhiều nhất là 90 ngày. Thương tổn chủ yếu của nạn nhân là bầm tím với 51,3%, tiếp đó là vết thương hở (43,7%), gãy xương (28,4%). Vị trí tổn thương nhiều nhất ở vùng chi dưới (43,9%), tiếp đến là vùng mặt (18,4%), vùng bàn tay (16,8%). Kết quả điều trị cho thấy 66,6% nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn. Tỷ lệ nạn nhân được sơ cứu ban đầu còn thấp khuyến cáo việc phát triển hệ thống sơ cấp cứu cộng đồng, tránh những tổn thương thứ phát của nạn nhân TNGTĐB. Từ khoá: Sơ cấp cứu, Tai nạn giao thông, Hải Dương. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn giao thông (TNGT), đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là một trong những nguyên nhân gây chấn thương và tử vong hàng đầu tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,35 triệu người thiệt mạng do TNGTĐB và mỗi ngày gần 3.700 người thiệt mạng trên toàn cầu trong các vụ va chạm giao thông đường bộ liên quan đến ô tô, xe buýt, xe máy, xe đạp hoặc người đi bộ. Hơn một nửa số người thiệt mạng là người đi bộ, người đi xe máy và người đi xe đạp (1). Năm 2019, chấn thương do TNGTĐB được ước tính là nguyên nhân gây tử vong thứ 6 trên thế giới cho tất cả các nhóm tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi từ 5 - 29 tuổi (2). 330 TNGTĐB là một vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam với tỷ lệ tử vong và thương tích cao. Năm 2019, TNGTĐB là nguyên nhân thứ 6 gây ra số năm sống điều chỉnh theo tàn tật bị mất đi trên thế giới (2). Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2020 (tính từ 15/12/2019 đến 14/12/2020), toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người (3). Những mất mát này đặt một gánh nặng to lớn không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn cho cả gia đình và xã hội do năng suất lao động bị mất đi và chi phí cao dành cho việc điều trị thương tích do TNGTĐB gây ra. Sơ cứu cấp ban đầu là một trong những hoạt động quan trọng sau khi tai nạn xảy ra, có khả năng làm giảm mức độ trầm trọng của chấn thương và giảm tỷ lệ tử vong của nạn nhân nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện ở các nước có thu nhập trung bình cao gấp đôi so với các nước có thu nhập cao. Mặc dù tác động tiềm năng của chăm sóc trước viện rất lớn nhưng báo cáo hiện tại cho thấy chỉ có 55% quốc gia có quy trình chính thức để đào tạo và cấp chứng chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu trước viện. Ngoài ra, dữ liệu Đánh giá Hệ thống chăm sóc khẩn cấp của WHO cho thấy hầu hết các quốc gia báo cáo không có sẵn xe cứu thương để đi đến hiện trường vụ tai nạn hoặc số lượng xe cứu thương không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân (4). Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 380 nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ từ 8/2020 đến 3/2021 tại thành phố Chí Linh dựa trên số liệu thứ cấp của Khảo sát TNTT tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Phân tích số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 26.0. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với sự cho phép của Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương và hội đồng đạo đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: