Nhà Nguyễn, ngay từ thời kì đầu đã đưa ra chính sách bảo vệ ruộng đất canh tác, đặc biệt là công điền. Tuy vậy, bức tranh sở hữu ruộng đất ở Hà Nam và Nam Định hoàn toàn trái ngược nhau. Nhờ đẩy mạnh khai khẩn ruộng đất hoang ven biển mà diện tích ruộng đất công ở Nam Định nhiều hơn ruộng đất tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời NguyễnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 116-122This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0018SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HÀ NAM THỜI NGUYỄNMai Thị TuyếtKhoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Nhà Nguyễn , ngay từ thời kì đầu đã đưa ra chính sách bảo vệ ruộng đất canhtác, đặc biệt là công điền. Tuy vậy, bức tranh sở hữu ruộng đất ở Hà Nam và Nam Địnhhoàn toàn trái ngược nhau. Nhờ đẩy mạnh khai khẩn ruộng đất hoang ven biển mà diệntích ruộng đất công ở Nam Định nhiều hơn ruộng đất tư. Hà Nam không gần biển, ruộngđất hình thành từ lâu đời; đồng thời, quan lại ra sức cướp đoạt ruộng đất “biến công vitư”, cùng với thiên tai, dịch bệnh, tô thuế nặng nề, người nông dân bỏ ruộng đồng đi thaphương, khiến tư điền ở đây lấn át công điền. Thậm chí, nhiều xã, tổng không có công điền.Đời sống của người nông dân ở hai tỉnh hết sức cực khổ, đặc biệt là nông dân Hà Nam. Haitỉnh sớm trở thành ngòi nổ và trung tâm đấu tranh ở miền Bắc chống thực dân Pháp saunày.Từ khóa: Ruộng đất, Nam Định, Hà Nam, Nhà Nguyễn.1.Mở đầuNam Định và Hà Nam thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam, nghề chính của cư dân nơi đâylà nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng, tác động lớn đến các quan hệ kinh tế xã hội và đời sống của người nông dân. Vấn đề này đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nướcquan tâm từ sớm. Xét từ phạm vi Đông Dương đến Nam Định và Hà Nam có thể kể tới một sốcông trình tiêu biểu như: Economie agricole de l’Indochine (Nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội,1932) của Y.Henry; La Culture du riz dans le delta du Tonkin (Nghề trồng lúa ở đồng bằng BắcKì, Paris, 1935) của René Dumont; cuốn Monographie de la province de Ha Nam (Địa chí tỉnh HàNam) của Chính quyền thực dân, xuất bản 1932; Địa chí Hà Nam của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND,xuất bản năm 2005. . . Các công trình nêu trên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu ở các khía cạnhkhác nhau, cơ bản dưới dạng khái quát, chung chung hoặc ở một vài nội dung nhỏ lẻ nào đó. Tấtcả đều có giá trị tham khảo rất tốt. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, bàiviết đi sâu tìm hiểu chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn, tình hình sở hữu ruộng đất ở hai tỉnhNam Định và Hà Nam, so sánh các hình thức sở hữu ruộng đất ở hai tỉnh, nguyên nhân của sự khácbiệt, cùng ảnh hưởng của sự chuyển dịch trong sở hữu ruộng đất đến đời sống của người nông dânnơi đây.Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016Liên hệ: Mai Thị Tuyết, e-mail: maisontuyetdhsp@yahoo.com116Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn2.2.1.Nội dung nghiên cứuChính sách ruộng đất của Nhà Nguyễn2.1.1. Chính sách đối với ruộng đất côngTô thuế nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của nhà nước phong kiến, nguồn này về cơ bảnlấy từ công điền; đồng thời, công điền cũng là đối tượng mà các vua lấy ra để phong cấp cho hệthống quan lại, hình thành tầng lớp địa chủ quan liêu làm chỗ dựa cho triều đại của mình. Vì vậy,ngay từ đầu, các vua Triều Nguyễn đã có chủ trương, biện pháp để bảo vệ loại ruộng đất này. Mộtmặt, Nhà nước hạn chế việc phân cấp ruộng đất không vĩnh viễn, thay bằng việc trả lương, mặtkhác lại ra sức củng cố, phát triển công điền. Năm 1803, Triều đình cấm các làng xã không đượcbán đứt hay cầm cố ruộng đất công. Chỉ dụ của vua Gia Long đã nêu: “Phàm ruộng công, đất côngkhông được bán đứt hay cầm cố, nếu trong xã nào vì có việc công khẩn cấp, cho người thuê đểcấy, lấy tiền tiêu việc công, thì cho hạn lấy 3 năm đã hết tiền gốc lãi, rồi đem đất ấy giao trả choxã dân chi cấp”, “nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ, mua bán riêng với nhau, việc phátgiác ra, thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn khế, người cùng đứng tên trong vănkhế và những người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn khế vẫn truy trảdân” [7;4,113-114].Lệ này được nhắc lại nhiều lần trong thời gian sau đó dưới triều Nguyễn (1844, 1855, 1864)[6;39,137]. Chỉ dụ năm 1844 (năm Thiệu Trị thứ 4) ghi rõ: “Từ nay, phàm ruộng đất công các xãthôn, theo đúng lệ định, không được bán đứt, bán cố. Nếu xã thôn nào có việc chung khẩn trọngphải đem cố hay cho thuê lấy tiền tiêu dùng thì lí dịch xã ấy báo khắp hương mục cho đến dânchúng trong xã, hội họp tính rõ, quả thuận tình đợ cố mới được cho thuê cấy, nhưng không đượcquá hạn 3 năm. Văn khế đem cố phải nhiều người kí tên điểm chỉ. Nếu xã lớn thì vài chục người,xã nhỏ thì năm sáu người kí tên điểm chỉ liền nhau mới là việc công của làng”.Không chỉ ban hành chính sách bảo vệ ruộng đất công, nhà Nguyễn còn khuyến khích khaihoang mở mang diện tích gieo trồng, công điền công thổ. Từ năm 1802 đến 1855, nhà Nguyễn banhành 25 quyết định về tổ chức khai hoang [6;142].2.1.2. Chính sách đối với ruộng đất tưLoại đất này ra đời rất sớm, khoảng thế kỉ X (xem thêm Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm,NCLS số 52 ...