Danh mục

SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 5

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệp ước cũng cho phép Cơ quan yêu cầu việc nộp đơn hoặc các thông tin trao đổi được đăng ký phải được làm bằng một ngôn ngữ nhất định, hoặc một trong số các ngôn ngữ mà Cơ quan đó cho phép. (k) Tuân thủ các Công ước khác Hiệp ước Luật Nhãn hiệu không yêu cầu các Nước thành viên phải có nghĩa vụ tham gia các điều ước quốc tế khác. Tuy nhiên, Điều 15 quy định các Nước thành viên phải tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu và Điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 5 Hiệp ước cũng cho phép Cơ quan yêu cầu việc nộp đơn hoặc các thông tin trao đổi được đăng ký phải được làm bằng một ngôn ngữ nhất định, hoặc một trong số các ngôn ngữ mà Cơ quan đó cho phép. (k) Tuân thủ các Công ước khác Hiệp ước Luật Nhãn hiệu không yêu cầu các Nước thành viên phải có nghĩa vụ tham gia các điều ước quốc tế khác. Tuy nhiên, Điều 15 quy định các Nước thành viên phải tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu và Điều 3 liên quan đến việc nộp đơn, theo đó các Nước thành viên phải đảm bảo rằng Bảng phân loại Nice được áp dụng cho việc phân nhóm hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn. (l) Quy chế và các Mẫu đơn quốc tế Các quy định của Hiệp ước được bổ sung bằng Quy chế, Quy chế này quy định các quy tắc liên quan đến hướng dẫn chi tiết việc thi hành các điều khoản về các thủ tục và yêu cầu hành chính theo Hiệp ước. Quy chế này được áp dụng đối với các yêu cầu về đơn, đại diện, ngày nộp đơn, chữ ký, thời hạn, gia hạn, cách ghi tên và địa chỉ, cách nhận biết đơn mà không có số đơn. Ví dụ, Quy chế quy định về số lượng mẫu nhãn hiệu cần nộp kèm theo đơn, thời hạn nộp lệ phí và nộp các tài liệu khác cho Cơ quan như giấy uỷ quyền, yêu cầu sửa đổi trong trường hợp không đúng quy định, v.v. Quy chế còn bao gồm 8 mẫu Đơn quốc tế về việc nộp đơn đăng ký, yêu cầu gia hạn, ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ và quyền sở hữu, sửa chữa các thiếu sót, chỉ định đại diện, giấy xác nhận việc chuyển giao và các văn bản chuyển giao. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin không được quy định theo luật quốc gia nhưng lại được thừa nhận theo yêu cầu của Hiệp ước, ví dụ, về đơn, Cơ quan phải chuẩn bị một Mẫu đơn quốc tế riêng. Mẫu này không được quy định thêm các yêu cầu mang tính bắt buộc bổ sung hoặc trái với Hiệp ước hoặc Quy chế. Bằng việc sử dụng Mẫu đơn quốc tế hoặc Mẫu đơn quốc tế riêng, người nộp đơn và các bên khác được đảm bảo rằng Cơ quan của Bên tham gia sẽ không thể từ chối đơn đăng ký hoặc đơn yêu cầu được làm theo các mẫu đó. (m) Các điều khoản chuyển tiếp Các điều khoản chuyển tiếp của Hiệp ước cho phép các Nước thành viên được hoãn thi hành một số quy định của Hiệp ước đến ngày 28/10/2004, ví dụ, đối với hệ thống đơn có nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ, quy định cấm việc yêu cầu xác nhận chữ ký trong đơn và giấy uỷ quyền, nộp tuyên bố và/hoặc chứng cứ về việc sử dụng liên tục 65 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp nhãn hiệu khi yêu cầu gia hạn đăng ký nhãn hiệu và tiến hành thẩm định nội dung khi gia hạn. (g) Tên miền có xung đột Điều 6 quy định rằng một tên miền sẽ bị coi là xung đột với một nhãn hiệu nổi tiếng ít nhất nếu tên miền đó, hoặc một phần chủ yếu của nó, tạo thành sự mô phỏng, bắt chước, biên dịch, hoặc chuyển ngữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và tên miền đó được đăng ký hoặc sử dụng với mục đích không trung thực. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có quyền yêu cầu, bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền, người đăng ký tên miền xung đột đó phải hủy bỏ đăng ký, hoặc chuyển giao đăng ký đó cho chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Chỉ dẫn địa lý 1. Giới thiệu Chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu chỉ xuất xứ được nhà sản xuất sử dụng để có được sự thừa nhận của thị trường. Các nhãn hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá có lẽ là các loại nhãn hiệu sớm nhất. Ví dụ, dòng chữ Hy Lạp khắc trên bia được tìm thấy trên các bình Etruscan có niên đại từ 800 đến 400 năm trước công nguyên. Luật đầu tiên của Pháp về chỉ dẫn xuất xứ của nho trồng có từ ngày 1 tháng 8 năm 1905; Một luật năm 1935 đã thiết lập hệ thống kiểm soát tên gọi xuất xứ quốc gia (appellations d’origine contrôlée (AOC)) dưới sự kiểm soát của một cơ quan công: Viện quốc gia về tên gọi xuất xứ (Institut Nationale des Appellations d’Origine (INAO)); các loại pho mát được bảo hộ bởi nhiều luật, như Roquefort (1925), Comté (1952) và Cantal (1956). Một hệ thống bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tạo ra một quyền độc quyền thông qua (i) việc đăng ký một từ hoặc biểu tượng mang ý nghĩa địa lý, (ii) việc xác định mối liên hệ giữa một sản phẩm và một lãnh thổ về mặt địa lý. Trong ví dụ thứ hai, các chỉ dẫn địa lý là một hình thức can thiệp của nhà nước vào việc điều chỉnh sản phẩm. Các chế độ đa phương đã phát triển việc thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo một, hoặc cả hai chức năng này. Nhưng chế độ quan trọng nhất là Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883); Thoả ước Madrid về Ngăn chặn chỉ dẫn sai hoặc lừa dối về nguồn gốc (1891); Thoả ước Lisbon về Bảo hộ và đăng ký tên gọi xuất xứ (1958); và Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS 1994). 66 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: