Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010)
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 98.83 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 75-81 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0012 SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2010) Dương Minh Hiếu Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn. Từ khóa: Cơ hàn, bi kịch, thiên lương. 1. Mở đầu Vấn đề số người nông dân trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên, nhà văn, độc giả. Nói đến những hình tượng nhân vật cụ thể thì đáng kể nhất là các ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến [1], Phong Lê [2], Thiếu Mai [3], Trung Trung Đỉnh [4], Đặng Thị Tuyết [5],... Nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn có các luận án, đề tài khoa học của Nguyễn Thị Bình [6], Trần Thị Mai Nhân [7], Bùi Như Hải [8],... Các bài phê bình một hiện tượng văn học thường mang tính thời sự nên những phát hiện hay đánh giá chủ yếu hướng đến số ít vấn đề, hình tượng cụ thể, cá biệt. Các luận án, đề tài khoa học lại khảo sát chung về tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết viết về nông thôn là một bộ phận hợp thành nên không bàn riêng tới số phận người nông dân. Vì vậy, ở bài viết này, thông qua một số tác phẩm nổi trội của Lê Lựu, Đào Thắng, Dương Hướng, Dương Duy Ngữ, Tô Hoài, Khôi Vũ, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Đỗ Minh Tuấn, chúng tôi hi vọng có thể bước đầu tìm hiểu hình tượng người nông dân ở “tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người” [9]. Đó là chiều sâu chứa đựng bao nỗi thống khổ, bao bi kịch cá nhân cùng những phẩm giá đạo đức hết sức tốt đẹp của “người nhà quê” (Chữ dùng theo Hoàng Ngọc Hiến). Phân tích, tìm hiểu các vấn đề trên không chỉ giúp làm rõ những đóng góp, giá trị về mặt nội dung mà còn cho thấy sự cách tân ở phương diện tư duy nghệ thuật của một số tiểu thuyết nổi bật viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn 1986-2010). 2. Nội dung nghiên cứu Như Trung Trung Đỉnh từng khẳng định, các nhà văn viết về nông thôn (giai đoạn từ Đổi mới đến 2010) đã thực sự “khai thác đến tận cùng thân phận những nhân vật chính” [4;99] hay nói Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016 Liên hệ: Dương Minh Hiếu, e-mail: hieuduongminh76@yahoo.com 75 Dương Minh Hiếu cách khác là đã chú trọng khai thác yếu tố đời tư của các hình tượng. Nhờ đó, theo quan niệm của lí luận văn học hiện đại, “chất tiểu thuyết” tăng lên để ngược lại, chất sử thi không còn thống ngự. Mà bàn đến thân phận hay đời tư là nói tới số phận, đến bi kịch và phẩm giá cá nhân. Tuy thuộc về cá nhân, có những cái rất riêng song vẫn có thể hệ thống lại bằng những nét chung nhất. 2.1. Những số phận cơ hàn, vất vả Nghèo khổ và cơ cực là những gì người nông dân đã và dường như vẫn phải đương đầu, chịu đựng. Cái nghèo khiến họ xác xơ: có người chết đói, người trở thành hèn hạ, người đánh mất nhân cách. Những nghệ sĩ giàu lòng nhân đạo đã miêu tả đậm nét cảnh nghèo đói ở cả bề rộng cũng như chiều sâu. Cả làng Hạ Vị (Thời xa vắng), làng Phượng (Người giữ đình làng) từng phải lũ lượt cày thuê, cấy mướn, sống giữa đói nghèo, tủi nhục. Ở từng mảnh đời cụ thể, sự khốn khổ vây hãm từ anh bần cố nông như chú Dĩ (Bến không chồng), lão Khổ (Lão Khổ ), anh Diệc (Ba người khác) cho đến những kẻ sĩ, người trí thức như cụ Đồ Khang (Thời xa vắng), cụ Tú Canh, giáo Quý (Người giữ đình làng), ông Nghĩa (Dòng sông mía),. . . Bởi nghèo đói, người ta có thể sinh ra bần tiện, tha hóa. Vài người trộm cắp ngay tại đám giỗ, đám ma; kẻ lại bất chấp đạo lí chỉ mai táng qua quýt cho người thân nhằm đỡ tốn kém (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Có kẻ sẵn sàng “hủ hóa”, bán mình, trở thành tay sai cho kẻ khác miễn sao tìm được miếng ăn, tớp rượu hay khá hơn là ít đất “thượng điền” (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ba người khác). Cũng có khi cái nghèo trở thành một trong những nguyên nhân khiến kẻ xấu thêm phần tàn bạo, độc ác đến mất hết cả nhân tính (Dòng sông mía). Những khốn khó của người nông dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân: không có tư liệu sản xuất; do thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mất mùa; do địch họa và sự tàn bạo của cường hào nông thôn giai đoạn trước cách mạng; do những hủ tục như tảo hôn, tục ma chay đình đám, những “truyền thống” kì quặc như cả làng thích kéo nhau đi làm thuê là tự canh tác trên đất đai của mình; do lòng hận thù và các tư tưởng hão danh, ích kỉ, hẹp hòi. Đây là những vấn đề mà nhiều cây bút thuộc trào lưu hiện thực phê phán đã miêu tả, khai thác khá sâu từ giai đoạn 1930-1945. Cái mới, cái khác thêm được chỉ ra bởi các nhà văn lớp sau nằm ở việc đã nhìn thẳng vào hệ lụy chiến tranh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 75-81 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0012 SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2010) Dương Minh Hiếu Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn. Từ khóa: Cơ hàn, bi kịch, thiên lương. 1. Mở đầu Vấn đề số người nông dân trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên, nhà văn, độc giả. Nói đến những hình tượng nhân vật cụ thể thì đáng kể nhất là các ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến [1], Phong Lê [2], Thiếu Mai [3], Trung Trung Đỉnh [4], Đặng Thị Tuyết [5],... Nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn có các luận án, đề tài khoa học của Nguyễn Thị Bình [6], Trần Thị Mai Nhân [7], Bùi Như Hải [8],... Các bài phê bình một hiện tượng văn học thường mang tính thời sự nên những phát hiện hay đánh giá chủ yếu hướng đến số ít vấn đề, hình tượng cụ thể, cá biệt. Các luận án, đề tài khoa học lại khảo sát chung về tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết viết về nông thôn là một bộ phận hợp thành nên không bàn riêng tới số phận người nông dân. Vì vậy, ở bài viết này, thông qua một số tác phẩm nổi trội của Lê Lựu, Đào Thắng, Dương Hướng, Dương Duy Ngữ, Tô Hoài, Khôi Vũ, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Đỗ Minh Tuấn, chúng tôi hi vọng có thể bước đầu tìm hiểu hình tượng người nông dân ở “tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người” [9]. Đó là chiều sâu chứa đựng bao nỗi thống khổ, bao bi kịch cá nhân cùng những phẩm giá đạo đức hết sức tốt đẹp của “người nhà quê” (Chữ dùng theo Hoàng Ngọc Hiến). Phân tích, tìm hiểu các vấn đề trên không chỉ giúp làm rõ những đóng góp, giá trị về mặt nội dung mà còn cho thấy sự cách tân ở phương diện tư duy nghệ thuật của một số tiểu thuyết nổi bật viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn 1986-2010). 2. Nội dung nghiên cứu Như Trung Trung Đỉnh từng khẳng định, các nhà văn viết về nông thôn (giai đoạn từ Đổi mới đến 2010) đã thực sự “khai thác đến tận cùng thân phận những nhân vật chính” [4;99] hay nói Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016 Liên hệ: Dương Minh Hiếu, e-mail: hieuduongminh76@yahoo.com 75 Dương Minh Hiếu cách khác là đã chú trọng khai thác yếu tố đời tư của các hình tượng. Nhờ đó, theo quan niệm của lí luận văn học hiện đại, “chất tiểu thuyết” tăng lên để ngược lại, chất sử thi không còn thống ngự. Mà bàn đến thân phận hay đời tư là nói tới số phận, đến bi kịch và phẩm giá cá nhân. Tuy thuộc về cá nhân, có những cái rất riêng song vẫn có thể hệ thống lại bằng những nét chung nhất. 2.1. Những số phận cơ hàn, vất vả Nghèo khổ và cơ cực là những gì người nông dân đã và dường như vẫn phải đương đầu, chịu đựng. Cái nghèo khiến họ xác xơ: có người chết đói, người trở thành hèn hạ, người đánh mất nhân cách. Những nghệ sĩ giàu lòng nhân đạo đã miêu tả đậm nét cảnh nghèo đói ở cả bề rộng cũng như chiều sâu. Cả làng Hạ Vị (Thời xa vắng), làng Phượng (Người giữ đình làng) từng phải lũ lượt cày thuê, cấy mướn, sống giữa đói nghèo, tủi nhục. Ở từng mảnh đời cụ thể, sự khốn khổ vây hãm từ anh bần cố nông như chú Dĩ (Bến không chồng), lão Khổ (Lão Khổ ), anh Diệc (Ba người khác) cho đến những kẻ sĩ, người trí thức như cụ Đồ Khang (Thời xa vắng), cụ Tú Canh, giáo Quý (Người giữ đình làng), ông Nghĩa (Dòng sông mía),. . . Bởi nghèo đói, người ta có thể sinh ra bần tiện, tha hóa. Vài người trộm cắp ngay tại đám giỗ, đám ma; kẻ lại bất chấp đạo lí chỉ mai táng qua quýt cho người thân nhằm đỡ tốn kém (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Có kẻ sẵn sàng “hủ hóa”, bán mình, trở thành tay sai cho kẻ khác miễn sao tìm được miếng ăn, tớp rượu hay khá hơn là ít đất “thượng điền” (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ba người khác). Cũng có khi cái nghèo trở thành một trong những nguyên nhân khiến kẻ xấu thêm phần tàn bạo, độc ác đến mất hết cả nhân tính (Dòng sông mía). Những khốn khó của người nông dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân: không có tư liệu sản xuất; do thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mất mùa; do địch họa và sự tàn bạo của cường hào nông thôn giai đoạn trước cách mạng; do những hủ tục như tảo hôn, tục ma chay đình đám, những “truyền thống” kì quặc như cả làng thích kéo nhau đi làm thuê là tự canh tác trên đất đai của mình; do lòng hận thù và các tư tưởng hão danh, ích kỉ, hẹp hòi. Đây là những vấn đề mà nhiều cây bút thuộc trào lưu hiện thực phê phán đã miêu tả, khai thác khá sâu từ giai đoạn 1930-1945. Cái mới, cái khác thêm được chỉ ra bởi các nhà văn lớp sau nằm ở việc đã nhìn thẳng vào hệ lụy chiến tranh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Số phận người nông dân trong tiểu thuyết Tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam Người nông dân trong Văn học Việt Nam Tiểu thuyết viết về đề tài tam nông ở Việt Nam Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 377 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 231 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 132 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 125 0 0