Danh mục

So sánh các chỉ số glycat hóa trong vấn đề đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định so sánh các chỉ số glycat hóa bao gồm: đường huyết đói, fructosamine, HbA1c, khoảng trống glycat hóa (GG) trong vấn đề đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh các chỉ số glycat hóa trong vấn đề đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ GLYCAT HÓA TRONG VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG THẬN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Lệ*, Nguyễn Thị Hiệp** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh các chỉ số glycat hóa bao gồm: đường huyết đói, fructosamine, HbA1c, khoảng trống glycat hóa (GG) trong vấn đề đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường. Phương pháp:Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Qua khảo sát trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi ghi nhận giá trị trung bình của các chỉ số glycat hóa như sau: đường huyết đói là 145,9 ± 56,8 mg/dl, HbA1c là 7,5 ± 0,9%, fructosamine là 275,8 ± 66,3 μmol/L, khoảng trống glycat hóa (GG) là 0,004 ± 0,714%, không có sự khác biệt có ý nghia giữa hai nhóm bệnh nhân nam và nữ. Khoảng trống glycat hóa có mối tương quan độc lập ở mức trung bình với đạm niệu (R = 0,561, P < 0,0001) và độ lọc cầu thận theo CKDEPI (r = -0,491, P < 0,001). Kết luận: Khoảng trống glycat hóa có vai trò ưu thế hơn các chỉ số glycat hóa khác như đường huyết, HbA1c, fructosamine trong việc đánh giá các biến chứng thận ĐTĐ. Từ khóa:Đái tháo đường (ĐTĐ), fructosamine, HbA1c, khoảng trống glycat hóa (GG). ABSTRACT COMPARING THE GLYCATION MEASUREMENTS IN ASSESSMENT OF DIABETIC NEPHROPATHY Le Quoc Tuan, Nguyen Thi Le, Nguyen Thi Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 179 - 185 Objective: To compare the glycation measurements, including: fasting glucose plasma, serum fructosamine, HbA1c, glycation gap (GG) for assessment of diabetic nephropathy. Method:Analysis cross-sectional study Results: The study recorded the average value of the different glycation measurements: fasting plasma glucose 145.9 ± 56.8 mg / dl, HbA1c 7.5 ± 0.9%, fructosamine 275.8 ± 66.3 μmol/L, glycation gap (GG) 0.004 ± 0.714%. There are not the significant differences between male and female patients. Glycation gap independently correlated with the level of proteinuria (r = 0.561, P < 0.0001) and glomerular filtration rate according to the CKD-EPI formula (r = -0.491, P < 0.001). Conclusion: Glycation gap is more useful than different glycation measurements such as fasting plasma glucose, HbA1c, fructosamine in the evaluation of diabetic nephropathy. Key words: diabetes mellitus, fructosamine, HbA1c, glycation gap (GG). tình hình bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ vào năm ĐẶT VẤN ĐỀ 2003 được tiến hành trên cả nước, kết quả ghi Tỷ lệ đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,7%, trong đó tăng nhanh trong dân số, ước đoán có thể lên vùng đô thị và khu công nghiệp có tỷ lệ mắc đến 380 triệu người trên toàn thế giới vào năm bệnh đến 4,4%(14). Theo đó, tỷ lệ các biến chứng 2025(1). Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về * Bộ môn Sinh lý học ĐHYD TP.HCM Bộ môn Kỹ Thuật Y Sinh, ĐH Quốc Tế, ĐH Quốc Gia Tp. HCM Tác giả liên lạc: BS Lê Quốc Tuấn ĐT: 01696929792 Email: tuan_lqc@yahoo.com ** Nội Tổng quát 179 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 mạn tính gây nên bởi ĐTĐ cũng tăng lên đáng kể, trong đó bệnh thận ĐTĐ là biến chứng thường gặp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Bệnh thận ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1 diễn ra theo 5 giai đoạn với biểu hiện tiểu đạm tăng dần, và độ lọc cầu thận giảm dần theo thời gian(13,3). Trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2, quá trình bệnh có thể diễn ra nhanh hơn, đưa đến suy thận xuất hiện sớm hơn, khó dự đoán hơn bệnh nhân ĐTĐ típ 1(13,3). Khi suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, bệnh nhân phải lựa chọn các phương pháp điều trị thay thế thận, đưa đến gánh nặng cả về kinh tế lẫn tinh thần trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp thăm dò chức năng giúp phát hiện sớm biến chứng thận sẽ hổ trợ tích cực cho quá trình điều trị, ngăn ngừa diễn tiến đến suy thận giai đoạn cuối. Chìa khóa trong sự tiến triển của các biến chứng thận ĐTĐ chính là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, tác động thông qua nhiều con đường trung gian khác nhau tại các tế bào(3). Khi đường huyết tăng cao, quá trình biến đổi của các protein bởi glucose trong các tế bào biểu mô có chân và tế bào nội mô ở cầu thận diễn ra mạnh mẽ, sinh ra một lượng lớn các sản phẩm glycat hóa cuối cùng (AGEs)(5). Khi các AGEs gắn lên thụ thể của nó, quá trình kích hoạt tổng hợp các protein gây viêm, các cytokines, các yếu tố tăng trưởng bắt đầu xảy ra, làm biến đổi các lớp của màng lọc cầu thận, gây dãn rộng các lỗ lọc, đưa đến tình trạng tiểu đạm ngày càng tăng dần(5). Mỗi chỉ số glycat hóa đều có những ưu điểm và yếu điểm riêng trong việc đánh giá biến chứng thận ĐTĐ. Đường huyết đói cho biết sự thay đổi ngắn hạn, giúp đánh giá các biến chứng cấp tính của ĐTĐ như nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu rất hiệu quả, nhưng lại kém chính xác khi sử dụng để đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: