Danh mục

So sánh chiến lược cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Singapore và Thái Lan, tham khảo cho Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.30 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "So sánh chiến lược cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Singapore và Thái Lan, tham khảo cho Việt Nam" so sánh hai chiến lược sớm nhất của khu vực là Thái Lan ở Đông Nam Á lục địa và Singapore ở Đông Nam Á hải đảo, nhằm góp phần phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh chiến lược cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Singapore và Thái Lan, tham khảo cho Việt Nam SO SÁNH CHIẾN LƢỢC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CỦA SINGAPORE VÀ THÁI LAN THAM KHẢO CHO VIỆT NAM Văn Trung Hiếu Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh Email: vthieu.bdt@tphcm.gov.vn TÓM TẮT Cuộc cách mạng Công nghiện 4.0 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới thu hút nhiều quốc gia cạnh tranh để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, từ năm 2017, Singapore và Thái Lan đã nắm lấy thời cơ, nhanh chóng triển khai các biện pháp chiến lƣợc thực hiện cuộc Cách mạng Công nghiện 4.0. Trong khi đó, năm 2019 Việt Nam mới đề ra một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và đang quyết tâm đổi mới tƣ duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bƣớc đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm góp phần phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, bài viết so sánh hai chiến lƣợc sớm nhất của khu vực là Thái Lan ở Đông Nam Á lục địa và Singapore ở Đông Nam Á hải đảo. 1 CHIẾN LƢỢC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Khái niệm Industry 4.0 hay là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tƣ (The Fourth Industrial Revolution - FIR) đƣợc hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 3 - cuộc cách mạng kỹ thuật số, sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa hơn nữa quá trình sản xuất35. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ không chỉ giới hạn ở tự động hóa, hệ thống thông minh và đƣợc kết nối, mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các làn sóng phát triển của những đột phá trong các lĩnh vực khác nhau: từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, in 3D, từ các năng lƣợng tái tạo tới tính toán lƣợng tử36. Trong khi Thái Lan và nhiều nƣớc khác trong khu vực đang loay hoay với việc đề ra các biện pháp đột phá công nghệ cụ thể thúc đẩy nền kinh tế của mình, thì Singapore đã nhanh chóng tiến tới việc hoàn thành quá trình biến đổi trong công nghiệp bằng cách tạo ra vừa mềm vừa cứng để hỗ trợ cho công ty và nhân công để hoàn thành Công nghệ 4.0. 35 Larry Hatheway (2016), Mastering the Fourth Industrial Revolution, Project Syndicate. Truy xuất tại https://www.project-syndicate.org/commentary/fourth-industrial-revolution-innnovation-by-larry-hatheway-2016- 01?barrier=accesspaylog 36 Roland Berger (2014), Think Act Industry 4.0. Truy xuất tại https://www.rolandberger.com/publications/publication_pdf/roland_berger_tab_industry_4_0_20140403.pdf 153 Vào năm 2016, Hội đồng Phát triển Kinh tế của Singapore (Singapore‟s Economic Development Board - EDB) đã ban hành chiến lƣợc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ với tiêu đề “Chỉ dẫn sẵn sàng công nghiệp thông minh Singapore” (Singapore Smart Industry Readiness Index – SSIRI37) đề ra cụ thể các chỉ số để giúp các công ty Singapore lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chuyển đổi ngành công nghiệp của họ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ gồm 03 khối (Three building blocks) với 08 bản trụ cột (Eight pillars map) dựa trên 16 chiều kích (Sixteen dimensions) đánh giá mà các công ty có thể sử dụng để đánh giá sự sẵn sàng Công nghiệp 4,0 hiện tại của họ. Lý giải việc Chiến lƣợc cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Singapore đƣa trọng tâm vào các vấn đề liên quan đến sản xuất là vì ngành sản xuất của Singapore chiếm tới một phần năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Singapore cũng là nhà xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao lớn thứ tƣ toàn cầu. Trong thập kỷ qua, các nhà sản xuất ở Singapore đã phải đối mặt với áp lực đôi về chi phí lao động cao và gia tăng các hạn chế đối với lao động nƣớc ngoài. Do đó, việc tự động hóa thông minh đƣợc coi là liều thuốc để duy trì khả năng cạnh tranh của Singapore với các nƣớc láng giềng trong cung cấp lao động sản xuất với chi phí thấp hơn. Ở Thái Lan, vào năm 2016, chính phủ quân sự đã tiết lộ sáng kiến kinh tế mới nhất của mình có tên là 'Thái Lan 4.0' với trọng tâm vào Internet của vạn vật (IoT- Internet of Things), các hệ thống vật lý không gian ảo này tƣơng tác với nhau và với con ngƣời theo thời gian thực. Sau đó, thông qua “Internet của các dịch vụ” (IOS – Internet of Services), ngƣời dùng sẽ đƣợc tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này - đồng nghĩa với sự phức tạp của mạng lƣới sản xuất và nhà cung cấp sẽ tăng lên rất nhiều. Thông qua việc kết nối này, các doanh nghiệp sẽ tạo ra những mạng lƣới thông minh trong toàn bộ chuỗi giá trị để có thể kiểm soát lẫn nhau một cách tự động, qua đó giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. 37 Temasek (2019), “Google, Temasek, Bain & Company e-Conomy SEA 2019 Report”. Truy xuất tại https://www.temasek.com.sg/en/news-and-views/subscribe/google-temasek-e-conomy-sea-2019.html 154 Lý giải việc Chiến lƣợc cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Thái Lan đƣa trọng tâm vào IoT là do Thái Lan dựa vào kết quả khảo sát các doanh nghiệp châu Á trong bảng báo cáo “Nền tảng kinh doanh IoT châu Á 2017” (The Asia Internet of Things Business Platform in 2017) chỉ ra các công ty ở Thái Lan có nhiều khả năng khám phá và triển khai các giải pháp IoT nhất khu vực, bởi theo khảo sát, có tới 89% các công ty ở Thái Lan đã sẵn sàng khám phá và triển khai các giải pháp IoT so với 86% ở Malaysia, 83% ở Indonesia, 80% ở Philippines và 79% ở Việt Nam. Thêm vào đó, bảng báo cáo “Nền tảng kinh doanh IoT châu Á 2017” cũng dự báo rằng chi tiêu IoT ở Thái Lan sẽ tăng 1.600% vào năm 2020. 2 SO SÁNH BA NỀN TẢNG CHIẾN LƢỢC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Sử dụng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: