Danh mục

So sánh chuyển phôi giai đoạn phân chia và giai đoạn phôi nang trong hỗ trợ sinh sản

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.45 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thập niên qua, với các tiến bộ trong hiểu biết về các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi, người ta đã phát triển các loại môi trường để hỗ trợ cho nuôi cấy phôi dài ngày bên ngoài cơ thể, từ phác đồ tiêu chuẩn là ngày 2, ngày 3 (giai đoạn phân chia sớm) sang ngày 5, ngày 6 (giai đoạn blastocyst). Cơ sở lý luận của nuôi cấy phôi nang là để cải thiện sự tương đồng trong sự phát của nội mạc tử cung và phôi; ngoài ra đây cũng là một phương pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh chuyển phôi giai đoạn phân chia và giai đoạn phôi nang trong hỗ trợ sinh sản So sánh chuyển phôi giai đoạn phân chia và giai đoạn phôi nang trong hỗ trợ sinh sản TÓM TẮT Cơ s ở Trong thập niên qua, với các tiến bộ trong hiểu biết về các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi, người ta đã phát triển các loại môi trường để hỗ trợ cho nuôi cấy phôi dài ngày bên ngoài cơ thể, từ phác đồ tiêu chuẩn là ngày 2, ngày 3 (giai đoạn phân chia sớm) sang ngày 5, ngày 6 (giai đoạn blastocyst). Cơ sở lý luận của nuôi cấy phôi nang là để cải thiện sự tương đồng trong sự phát của nội mạc tử cung và phôi; ngoài ra đây cũng là một phương pháp chọn lọc phôi. Từ lúc phong trào nuôi cấy phôi nang bắt đầu phát triển, năm 1998, có nhiều báo cáo kết quả đối nghịch nhau về hiệu quả lâm sàng của kỹ thuật này. Mục tiêu Xác định xem chuyển phôi giai đoạn phôi nang có ảnh hưởng lên tỉ lệ thành công so với chuyển phôi giai đoạn phân chia và nghiên cứu các yếu tố có thể ảnh hưởng. Phương pháp tìm kiếm dữ liệu Chúng tôi tìm dữ liệu trong thư viện Cochrane về các thử nghiệm có đối chứng của phần “Rối loạn kinh nguyệt và hiếm muộn”. Chúng tôi cũng tìm trong cơ sở dữ liệu về tòan bộ các thử nghiệm có đối chứng của Cochrane, trong MEDLINE, EMBASE và Bio extracts. Chúng tôi đã cố gắng phân biệt các dữ liệu của các quốc gia và các nghiên cứu thử nghiệm và phân biệt các báo cáo tổng hợp và các báo cáo thực nghiệm. Thời điểm chấm dứt thu thập dữ liệu là vào tháng 5 năm 2005. Chúng tôi cũng liên hệ tất cả các tác giả của các nghiên cứu hoặc dữ liệu để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan. Tiêu chuẩn chọn dữ liệu Chúng tôi chỉ chọn những nghiên cứu thực hiện theo ph ương pháp ngẫu nhiên và có so sánh kiểm chứng so sánh hiệu quả giữa chuyển phôi giai đoạn sớm và chuyển phôpi giai đoạn phôi nang. Thu thập dữ liệu và phân tích Trong tổng cộng 45 nghiên cứu được ghi nhận, có 16 nghiên cứu đủ tiệu chuẩn nhận. Các yếu tố đánh giá kết quả chủ yếu bao gồm tỉ lệ sinh sống, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ đa thai trên từng bệnh nhân. Các yếu tố phụ bao gồm tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ không có phôi chuyển, tỉ lệ trữ phôi, tỉ lệ làm tổ tỉ lệ đa thai nhiều (> 2 thai)trên từng chu kỳ điều trị. Đánh giá chất lượng dữ liệu và thu thập dữ liệu được thực hiện bởi 2 tác giả độc lập. Phương pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) đ7ựoc thực hiện, sử dụng odds ratios (OR) để so sánh kết quả và sự khác biệt, với độ tin cậy (CI) là 95%. Kết quả chính • Không có bằng chứng nào cho tấy có sự khác biệt về tỉ lệ sinh sống sau điều trị giữa 2 nhóm (7 báo cáo; OR 1,16 95% CI 0,74-1,44); tỉ lệ sinh sống nhóm CP ngày 2/3 là 34,3% so với CP ngày 5/6 là 35,4%. • Đối với tỉ lệ thai lâm sàng (15 báo cáo; 1,05 95% CI 0,88-1,26); tỉ lệ thai lâm sàng cũng không khác biệt, ngày 2/3 là 38,8% so với 40,3%. Ngay cả với những trường hợp tiên lượng tốt cũng không có sự khác biệt (6 báo cáo: 1,06 95% CI 0,83-1,34). • Tỉ lệ đa thai cũng không khác nhau giữa 2 nhóm (12 báo cáo; OR 0,85 95% CI 0,63-1,13). Không có sự khác biệt về tỉ lệ đa thai nhiều (>2 thai) (5 báo cáo; OR 0,44, 95% CI 0,15-1,33) cũng như tỉ lệ sẩy thai giữa 2 nhóm (9 báo cáo; OR 1,33, 95% CI 0,89-2,01). • Tỉ lệ có phôi trữ lạnh cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm chuyển phôi ngày 2/3 (9 báo cáo; OR 0,45, 95% CI 0,36-0,57). • Số trường hợp không có phôi để chuyển cao hơn ở nhóm chuyển phôi ngày 5/6 (10 báo cáo; OR 3,21, 95% CI 2,15 to 4,81), tuy nhiên không khác bi ệt ở nhóm có tiên lượng tốt. Kết luận Không có bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt giữa tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ có thai giữa chuyển phôi ngày 2,3 và chuyển phôi ngày 5,6. Chuyển phôi blastocyst (phôi nang) làm tăng khả năng không có phôi để chuyển và giảm tỉ lệ có phôi trữ lạnh. Nếu chưa tính được tỉ lệ có thai cộng thêm nhờ vào trữ lạnh phôi dư và chuyển phôi rã đông sau đó, chúng ta chưa có thể nói là chuyển phôi blastocyst là có lợi hay có hại. Có thể truy cập trực tiếp tài liệu trên (tiếng Anh) tại http://www.mrw.interscience.wiley.com/cochrane/clsysrev/articles/CD002118/fra me.html [Review] Cleavage stage versus blastocyst stage embryo transfer in assisted conception D Blake, M Proctor, N Johnson, D Olive Cochrane Database of Systematic Reviews 2006 Issue 3 Copyright © 2006 The Cochrane Collaboration. Published by John Wiley & Sons, Ltd. DOI: 10.1002/14651858.CD002118.pub2 This version first published online: 19 October 2005 in Issue 4, 2005 Date of Most Recent Substantive Amendment: 23 August 2005 This record should be cited as: Blake D, Proctor M, Johnson N, Olive D. Cleavage stage versus blastocyst stage embryo transfer in assisted conception. Cochrane Database of Systematic Reviews 2005, Issue 4. Art. No.: CD002118. DOI: 10.1002/14651858.CD002118.pub2. ________________________________________ Abstract Background In the past decade, advances in the understanding of nutrient requirements of embryos, ...

Tài liệu được xem nhiều: