Danh mục

So sánh giá trị điểm mMCR và CCQ trong đánh giá triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm mục tiêu: So sánh giá trị điểm mMRC và CCQ trong đánh giá triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu mô tả phân tích trên 151 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 01/2009-01/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh giá trị điểm mMCR và CCQ trong đánh giá triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học SO SÁNH GIÁ TRỊ ĐIỂM mMRC VÀ CCQ TRONG ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Lê Khắc Bảo* TÓMTẮT Đặt vấn đề: GOLD2014khuyến cáo đánh giá triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)bằng cách dùng 1 trong ba thang điểm mMRC, CAT hoặc CCQ với các điểm cắt tương ứng là 2, 10 và 1 – 1,5. GOLD không nêu rõ điểm số ưu tiên.Chứng cứcho thấy sử dụng thang điểm CAT hoặc mMRC dẫn đến hai kết quả phân loại khác nhau. Mục tiêu: So sánh giá trị điểm mMRC và CCQ trongđánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích trên 151 bệnh nhân BPTNMT tại phòng khám hô hấp BVĐHYD từ 01/2009–01/2011. Chúng tôi xác định hệ số tương quan giữa mMRC và CCQ lần lượt với mức độ khó thở (BDI), khả năng gắng sức (6MWD), chất lượng cuộc sống (SGRQ).Hai phương trình hồi qui tuyến tính giữa mMRC và CCQ với SGRQ cho phép tính điểm cắt tương ứng của mMRC và CCQ. Kết quả: Hệ số tương quan giữa mMRC với BDI, 6MWD và SGRQ là – 0,74; – 0,50 và 0,64 (p < 0,01). Hệ số tương quan giữa CCQ với BDI, 6MWD và SGRQ là – 0,70; – 0,47 và 0,73 (p < 0,01). Điểm cắt phân biệt triệu chứng ít hay nhiềucủa CCQ và mMRC đều bằng 1. Kết luận: Để đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT, CCQ có giá trị đại diện tốt hơn mMRC. Điểm cắt phân biệt triệu triệu chứng ít hay nhiều của mMRCvà CCQ đều bằng 1. Từ khóa: Khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, BPTNMT. ABSTRACT COMPARISON VALUE OF mMRC AND CCQ FORSYMPTOM ASSESSMENT IN CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE Le Khac Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 541 - 548 Background: GOLD 2014 recommends the assessment of symptoms in chronic obstructive pulmonary disease (COPD) using either one of three scales: mMRC, CAT or CCQ. Their respective cut-off points are 2, 10 and 1 – 1.5. GOLD has not mentioned the preferred scale. Evidence shows that the use of CAT or mMRC leads to two different classification results. Methodology: A descriptive cross sectional study was conducted on 151 patients with COPD at outpatient respiratory department of Medical University Center at HCMC from Jan 2009 to Jan 2011.We find the correlation ratios between mMRC and CCQ with dyspnea severity (BDI), exercise capacity (6MWD), quality of life (SGRQ). The two linear regression equations between mMRC and CCQ with SGRQ allow calculating the respective cut–off points for mMRC and CCQ. Results: The correlation ratios between mMRC with BDI, 6MWD and SGRQ are – 0.74; – 0.50 and 0.64 respectively (p < 0.01). The correlation ratios between CCQ with BDI, 6MWD and SGRQ are – 0.70; – 0.47 and 0.73 respectively (p < 0.01). The cut–off points to differentiate more and less symptoms of both mMRC and CCQ are 1. * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Lê Khắc Bảo ĐT: 0908.888.702 Hô Hấp Email: baolekhac@yahoo.com 541 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Conclusion: To assess symptoms in COPD, CCQ has a higher representative value than mMRC. The cut– off points to differentiate more and less symptoms of both mMRC and CCQ are 1. Key words: dyspnea, exercise capacity, quality of life, COPD. ĐẶT VẤNĐỀ Năm 2011, GOLD thay đổi khuyến cáo đánh giá lâm sàng BPTNMT từ dựa trên một thành phần sang nhiều thành phần: triệu chứng lâm sàng, tiền căn đợt cấp, chức năng hô hấp8). Để đánh giá thành phần triệu chứng lâm sàng, GOLD 2014 khuyến cáo dùng 1 trong 3 thang điểm mMRC, CAT hoặc CCQ nhưng lại không xác định rõ nên ưu tiên dùng thang điểm nào9). Paul Jones thấy rằng khi lấy điểm SGRQ làm mốc, điểm cắt mMRC = 2 không tương đương với điểm cắt CAT = 10 trong phân loại bệnh nhân thành nhóm ít và nhiều triệu chứng(12).Sunmin Kim nhận thấy thay đổi tiêu chí phân loại từ mMRC sang CAT đã làm số bệnh nhân được phân vào nhóm nhiều triệu chứng (nhóm B, D) tăng đáng kể(16). Kết quả nghiên cứu của Summin Kim cũng lập lại trên nghiên cứu của Ciro Casanova(5)và củaDavid Price(27). David Price thấy thay đổi tiêu chí phân loại từ mMRC sang CAT làm thay đổi phân loại của 53,6% bệnh nhân, trong số đó 99,6% chuyển từ nhóm ít triệu chứng (nhóm A, C) sang nhóm nhiều triệu chứng (nhóm B, D)(27). GOLD 2014 cũng thừa nhận điểm cắt CCQ = 1 – 1,5 là áp đặt vì thiếu chứng cứ(9). Nghiên cứu tương quan giữa các thang điểm đại diện với các biến số đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT cho phép xác định được thang điểm ưu tiên đồng thời xác định được điểm cắt chính xác cho từng thang điểm. Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “So sánh giá trị điểm mMRC và CCQ trong đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT”. Mục tiêu nghiên cứu Tổng quát So sánh giá trị điểm mMRC và CCQ trong đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT. 542 Chuyên biệt Xác định hệ số tương quan giữa mMRC và CCQ lần lượt với BDI ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: