Danh mục

So sánh hiệu quả điều trị khô mắt trong bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp của nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05%

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung nghiên cứu có mục tiêu sau: Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt nhân tạo ở bệnh nhân bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp trong vòng 4 tháng theo dõi; xác định hiệu quả điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp trong vòng 4 tháng theo dõi, và 3 và so sánh hiệu quả điều trị khô mắt của hai loại thuốc này qua 4 tháng theo dõi điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh hiệu quả điều trị khô mắt trong bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp của nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05%Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT TRONG BỆNH LÝ HỐC MẮTLIÊN QUAN TUYẾN GIÁP CỦA NƯỚC MẮT NHÂN TẠOVÀ THUỐC NHỎ MẮT CYCLOSPORIN 0,05%Lê Ngọc Hùng*TÓM TẮTĐặt vấn đề: Bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp (BHMLQTG) là một bệnh rối loạn tự miễn tại hốc mắt bệnhnhân. Triệu chứng khô mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh này. Trên thế giới nước mắtnhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05% đã được sử dụng phổ biến vì tính an toàn và hiệu quả của hai loạithuốc này trong điều trị khô mắt. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của hailoại thuốc này cũng như so sánh hiệu quả của chúng trong điều trị khô mắt, đặc biệt là khô mắt trongBHMLQTG.Mục tiêu: 1. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt nhân tạo ở bệnh nhân BHMLQTG trongvòng 4 tháng theo dõi, 2. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân BHMLQTGtrong vòng 4 tháng theo dõi, và 3. So sánh hiệu quả điều trị khô mắt của hai loại thuốc này qua 4 tháng theo dõiđiều trị.Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành tại bệnh việnMắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/8/2011 đến ngày 1/8/2012. Tổng cộng 36 bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiênvào 2 nhóm điều trị trong đó nhóm 1 gồm 16 bệnh nhân sử dụng nước mắt nhân tạo và nhóm 2 gồm 20 bệnhnhân sử dụng cyclosporin 0,05%. Cả hai nhóm được đo lường ba chỉ số chính đánh giá khô mắt là Schirmer test,TBUT và OSDI theo ba mốc thời gian: chưa điều trị, điều trị 2 tháng, điều trị 4 tháng.Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể cả ba chỉ số Schirmer test, TBUT và OSDI ở nhóm bệnh nhân sửdụng nước mắt nhân tạo. Cụ thể chỉ số OSDI giảm rõ rệt từ 54,4 ± 5,4 lúc chưa điều trị xuống còn 33 ± 3,5sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 32,6 ± 3,2 sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Chỉ số Schirmer test tăng từ7,7 ± 4,6 lúc chưa điều trị lên 10,7 ± 2,8 sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 12,1 ± 2,8 sau 4 tháng điều trị(p < 0,001). Chỉ số TBUT tăng lên từ 3,7 ± 1,5 lúc chưa điều trị lên 7,7 ± 1,5 sau 2 tháng điều trị (p <0,001) và 8,5 ± 1,6 sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Cyclosporin 0,05% cũng có hiệu quả tương tự khi chỉ sốOSDI giảm từ 53,7 ± 6 lúc chưa điều trị xuống còn 29,9 ± 5,2 sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 28,4 ± 5sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Chỉ số Schirmer test tăng có ý nghĩa thống kê từ 9,6 ± 7,9 lúc chưa điều trịlên 11,6 ± 3,9 (p < 0,001) sau 2 tháng và 12,9 ± 3,9 sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Chỉ số TBUT tăng lêntừ 4,1 ± 1,3 lúc chưa điều trị lên 9,3 ± 1,2 sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 10,4 ± 1,4 sau 4 tháng điều trị(p < 0,001) Khi so sánh hiệu quả của hai loại thuốc này, kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai đều có hiệu quảlàm giảm chỉ số OSDI và tăng chỉ số Schirmer như nhau (p = 0,09 và p = 0,21). Tuy nhiên cyclosporin lạicó hiệu quả tốt hơn nước mắt nhân tạo trong việc cải thiện chỉ số TBUT (p < 0,001).Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy cả hai loại thuốc đều có hiệu quả cải thiện như nhau trong việc làm tăngchỉ số Schirmer test và giảm chỉ số OSDI của bệnh nhân, do đó nên sử dụng hai loại thuốc này trong điều trị khômắt ở bệnh nhân BHMLQTG. Vì cyclosporin 0,05% có hiệu quả cải thiện chỉ số TBUT tốt hơn nước mắt nhântạo, do đó nên sử dụng cyclosporin 0,05% trong việc điều trị các trường hợp khô mắt nặng do BHMLQTG.Từ khóa: BHMLQTG, hiệu quả điều trị, Schirmer test, TBUT, OSDI.* Bệnh viện Nhân Dân Gia ĐịnhTác giả liên lạc: BS.CKII Lê Ngọc Hùng254ĐT: 0908605576Email: hungle_gd@yahoo.com.vnChuyên Đề Tai Mũi Họng – MắtY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013Nghiên cứu Y họcABSTRACTARTIFICIAL TEAR DROPS AND CYCLOSPORIN 0.05%: A RANDOMISED CONTROLLED TRIAL ONDRY-EYE TREAMENT EFFECTIVENESS AMONG THYROID ORITOPATHY PATIENTS.Le Ngoc Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 254 - 262Background: Thyroid orbitopathy (TO) is an organ-specific autoimmune disorder that occurs in orbitaltissues. Dry eye symptoms are one of the most common symptoms of TO. For recent years, artificial tear dropsand cyclosporin 0.05% have been accepted all over the world because of their effectiveness and safety on dry eyetreatment. However, until now there are not any studies on effectiveness of these two kinds of drug on dry eyetreatment, especially dry eye on thyroid orbitopathy patients in Vietnam.Objectives: 1. To determine the dry eye treatment effectiveness of artificial tear drops on thyroid orbitopathypatient within four month of follow-up, 2. To determine the dry eye treatment effectiveness of cyclosporin 0.05%on thyroid orbitopathy patients within four month of follow-up, and 3. To compare their effectiveness within fourmonth of follow-up.Methods: A randomized controlled trial was conducted at Eye Hospital, Ho Chi Minh city from 1 August2011 to 1 August 2012. There were a total of 36 patients in which 16 of them were randomized into group 1 whichusing artificial tear drops and the rest were randomized into group 2 which using cyclosporin 0.05%. Both twogroups were measured three dry eye indicators including Schirmer test, TBUT (Tear Breakup-time) and OSDI(Ocular Surface Disease Index) at three different periods of time: at baseline, after 2 month follow-up, and 4month follow-up.Result: There was a significant improvement of Schirmer test, TBUT, and OSDI in group 1. Namely, themean OSDI decreased from 54.5 ± 5.4 at baseline to 33 ± 3.5 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 32.6 ± 3.2after 4 month follow-up (p < 0.001). The mean Schirmer, on the other hand, increased significantly from 7.7 ± 4.6at baseline to 10.7 ± 2.8 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 12.1 ± 2.8 after 4 month follow-up (p < 0.001) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: