Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết là không uống viên sắt khi mang thai. Đối tượng là 100 bé từ 2 đến 3 tuổi trong năm đầu thôi bú, là con của những bà mẹ uống đúng và uống đủ viên sắt và không uống viên sắt khi mang thai (2 nhóm).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh sự phát triển của trẻ 2 đến 3 tuổi ở bà mẹ có uống bổ sung sắt với không uống viên sắt trong khi mang thai
Lê Minh Chính
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
104(04): 85 - 90
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 2 ĐẾN 3 TUỔI
Ở BÀ MẸ CÓ UỐNG BỔ SUNG SẮT VỚI KHÔNG UỐNG VIÊN SẮT
TRONG KHI MANG THAI
Lê Minh Chính*
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các vấn đề về sức khỏe ở phụ nữ có thai (PNCT), trong đó thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
là quan trọng nhất. Thiếu máu thiếu sắt trong thai nghén ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và sự
phát triển của trẻ. Một nghiên cứu về phòng chống thiếu máu và bổ sung viên sắt cho PNCT đã
được thực hiện tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đề tài này đã trở lại khảo sát các bé của
các bà mẹ trong nghiên cứu nói trên và con của các bà mẹ không uống viên sắt, với mục tiêu:
So sánh sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ có uống với không uống viên sắt khi
mang thai.
Đối tượng là 100 bé từ 2 đến 3 tuổi trong năm đầu thôi bú, là con của những bà mẹ uống đúng và
uống đủ viên sắt và không uống viên sắt khi mang thai (2 nhóm). Nhóm chứng là 100 bé, con
của các bà mẹ uống ít hơn 50 viên hoặc không uống sắt ở xã Nam Hòa và Linh Sơn, huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tháng 11 và 12/ 2011.
Có sự khác biệt giữa sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ có uống với không uống
viên sắt khi mang thai.
Từ khóa: Phụ nữ có thai, uống sắt, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Các vấn đề về sức khỏe ở phụ nữ có thai
(PNCT), trong đó thiếu máu dinh dưỡng do
thiếu sắt là quan trọng nhất. Thiếu máu thiếu
sắt trong thai nghén ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe mẹ và sự phát triển thể chất, trí tuệ của
trẻ trong thời kỳ bú mẹ ở những năm đầu thôi
bú mẹ cũng như tương lai sau này. Một
nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông giáo
dục sức khỏe (TT-GDSK) phòng chống thiếu
máu và bổ sung viên sắt cho PNCT người dân
tộc Sán Dìu, đã được thực hiện trong 18
tháng, tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên đã kết thúc có hiệu quả tốt vào
9/2008 [2]. Đề tài này đã trở lại khảo sát các
bé của các bà mẹ trong nghiên cứu nói trên và
con của các bà mẹ không uống viên sắt ở 2 xã
Nam Hòa và Linh Sơn, với mục tiêu: So sánh
sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ
có uống với không uống viên sắt khi mang thai.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các
bé từ 2 đến 3 tuổi trong năm đầu thôi bú, là
con của những bà mẹ uống và không uống
viên sắt khi mang thai (2 nhóm). Nghiên cứu
*
Tel: 0912 257863, Email: minhchinhyk@yahoo.com.vn
mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tháng 3 và
4/ 2011. Chọn ấn định 100 bé ở xã Nam Hòa
có mẹ uống sắt ≥150 viên lúc mang thai có
giám sát, tại các xóm can thiệp [2] và 100 bé,
con của các bà mẹ uống ít hơn 50 viên hoặc
không uống sắt ở xã Nam Hòa (tại những
xóm không can thiệp) và Linh Sơn (xã chứng)
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Kỹ thuật thu thập số liệu: Điều tra phỏng
vấn các bà mẹ về sự phát triển của trẻ theo bộ
câu hỏi, cân đo (cân bàn) và nhìn xét da niêm
mạc của trẻ.
- Các chỉ số nghiên cứu: Trọng lượng trẻ sau
đẻ, tuổi thai khi sinh, trẻ quấy khóc, mọc
răng, tuổi biết đi, tập nói, trọng lượng trung
bình trẻ theo tháng tuổi, da niêm mạc.
- Chỉ số đánh giá:
+ Trọng lượng trẻ sơ sinh (P) trong nghiên
cứu này chia theo 2 mức: Trẻ sau đẻ có trọng
lượng từ trung bình: P ≥2.800g trở lên và trẻ
sau đẻ thiếu cân: P