Bài viết So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn Khơ-me ở Trường Sơn - Tây Nguyên trình bày iếp cận những lễ nghi này theo hướng nhân học, trên cơ sở khai thác tài liệu dân tộc chí và khái quát hóa tư liệu dân tộc học. So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn-Khơ Me ở Trường Sơn-Tây Nguyên,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn Khơ-me ở Trường Sơn - Tây NguyênTAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 8(180)-201376SO SÁNH TÍN NGƯỠNG HỒN LÚATRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CỦA HAINHÓM TỘC NGƯỜI NAM ĐẢO VÀ MÔN-KHƠ MEỞ TRƯỜNG SƠN-TÂY NGUYÊNPHAN XUÂN VIỆNTÓM TẮTĐối với các tộc người làm nương rẫy, lễnghi nông nghiệp giữ vai trò quan trọnghàng đầu trong đời sống tín ngưỡng. Bàiviết tiếp cận những lễ nghi này theohướng nhân học, trên cơ sở khai thác tàiliệu dân tộc chí và khái quát hóa tư liệudân tộc học. So sánh tín ngưỡng hồn lúatrong đời sống văn hóa cổ truyền của hainhóm tộc người Nam Đảo và Môn-Khơ Meở Trường Sơn-Tây Nguyên, chúng tôi thấycó nhiều nét tương đồng và khác biệt,điều này được xem xét từ các nguyênnhân: môi trường sinh thái (địa-văn hóa);trình độ phát triển văn hóa (sử-văn hóa);các mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng qualại qua hàng nghìn năm sống cạnh nhau(giao lưu tiếp biến văn hóa) và đặc tính lịchsử của văn hóa tộc người (bản sắc vănhóa tộc người).1. HỒN LÚA VÀ TÍN NGƯỠNG HỒN LÚA1.1. Quan niệm về hồn lúa“Từ hồn gợi ý niệm về một quyền năng vôhình: một bản thể khác biệt, phần riêngtrong một sinh thể, hoặc đơn thuần về mộtPhan Xuân Viện. Thạc sĩ. Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố HồChí Minh.hiện tượng sống: vật chất hay phi vật chất;phải chết hay bất tử; một bản nguyên củasự sống, của tổ chức, của hành động;ngoại trừ những biểu hiện thoáng qua, baogiờ cũng vô hình và chỉ tự biểu lộ quahành vi. Nhờ khả năng huyền bí của mình,nó gợi ý tưởng về một sức mạnh siêunhiên, về thần linh, về một trung tâm nănglượng (Jean Chevalier, Alain Gheerbrant.1997, tr. 448). Các dân tộc trồng lúa, theotín ngưỡng vật linh, quan niệm rằng lúacũng có hồn. Hồn lúa giữ sinh mệnh củalúa, chi phối sự sinh sôi của cây lúa và cảmùa trồng trọt. Sau mỗi vụ thu hoạch, khiđã phơi khô thóc rồi, người ta chuyển toànbộ vào kho, làm lễ đóng kho với nội dungtạ ơn và cầu hồn lúa giữ gìn tốt kho lúa.Đến mùa sản xuất, thầy cúng làm lễ mởkho, đánh thức hồn lúa dậy, mang lúagiống đi gieo trồng. Vì vậy hồn lúa cũngđược gọi là mẹ lúa. Lễ đóng kho và mởkho lúa hiện vẫn phổ biến ở một số dân tộcmiền núi Việt Nam.Các lễ nghi nông nghiệp hay tín ngưỡngthờ thần nông là các hình thái tôn giáo củacông xã nông nghiệp hay công xã nôngthôn. Trong công xã nông thôn có sự quáđộ lịch sử giữa hình thái xã hội không cógiai cấp và xã hội có giai cấp. Do vậy,trong cơ cấu kinh tế của công xã nôngPHAN XUÂN VIỆN – SO SÁNH TÍN NGƯỠNG HỒN LÚA…thôn có tính chất hai mặt đặc biệt – sự kếthợp giữa quyền sở hữu tập thể và cá thể.Ở hình thức nguyên thủy của công xãnông thôn, tính cộng đồng tập thể biểuhiện rất rõ nét. Nó nảy sinh từ cơ sở sảnxuất của công xã, từ kinh tế nông nghiệpvới kỹ thuật thô sơ và sự phát triển thấpcủa sức sản xuất. Do đó mà có sự hạn chếquan hệ của con người trong quá trình sảnxuất vật chất, có nghĩa là hạn chế tất cảcác mối quan hệ giữa người với người vàgiữa người với tự nhiên. Hạn chế đó đượcphản ánh vào các hình thức của lễ nghinông nghiệp gắn liền với việc thờ thầnnông. Nguồn gốc của các lễ nghi nôngnghiệp chính là ở sự bất lực của ngườilàm nông nguyên thủy trước thiên nhiên.Các cây trồng không phải bao giờ cũng thuđược kết quả như ý muốn, mùa màng bịphụ thuộc vào những điều kiện mà ngườilàm nông không thể khắc phục được. Conngười phải viện đến sự phù hộ, giúp đỡcủa các lực lượng siêu nhiên, từ đó ra đờicác nghi lễ ma thuật…Việc tạo ra các hình ảnh vật linh – sự nhâncách hóa cây cối, đất đai và sự phì nhiêulà những hiện tượng phổ biến, mà điểnhình là “tín ngưỡng lúa”, tín ngưỡng hồnlúa, tín ngưỡng “Mẹ lúa”. Những ngườinông dân canh tác lúa đối xử với cây lúanhư là đối xử với một linh vật. Trước khicấy lúa họ làm lễ cầu được mùa, khi thuhoạch họ cũng phải tiến hành các nghi lễnhất định. Ví như trước khi gieo lúa họchọn lấy những hạt giống tốt nhất – đượcđể dành từ vụ mùa trước, trịnh trọng đemtrồng ở thửa ruộng tốt nhất; những hạtthóc này sẽ là “Mẹ lúa” mà người ta cầunguyện. Khi gặt lúa họ lại chọn nhữngbông to nhất đã nhắm trước để gặt, đó77cũng là hiện tượng “Mẹ lúa”. Và hiệntượng “Mẹ lúa” sau này được chuyển sangngười đàn bà chủ nhà của mỗi gia đìnhbằng tập tục trước khi gieo trồng hay gặthái bà chủ là người gieo các hạt giống haycấy những cây mạ đầu tiên, và cũng làngười gặt những bông lúa đầu tiên. Cáchội hè, tế lễ, các hội làng, hội xuân gắn vớihoạt động nông nghiệp thường tiến hànhvào những ngày quan trọng trong nông lịch:ngày đầu vụ, ngày nghe tiếng sấm đầu tiên,ngày bắt đầu của mùa mưa, ngày đuổi súcvật ra đồng cỏ,… Còn sự sùng bái cácthần có liên quan đến nghề nông gồm có:thần núi rừng, thần sinh sản, thần sấm,thần thổ địa, thần cỏ cây, những địa điểmthiêng,…1.2. Tín ngưỡng hồn lúa trong khu vực vănhóa Đông Nam ÁTất cả các lễ hội Đông Nam Á phần lớnđều bắt nguồn từ một gốc chung mang tínhkhu vực: đó là nền sản xuất nông nghiệptrồng lúa nước. Với quan niệm: mọi vậtđược tạo nên bởi hai phần (phần vỏ vàphần hồn), cư dân ở vùng Đông Nam Áluôn cho rằng trong mỗi cây lúa đều có hồnlúa trú ngụ ở trong đó. Hồn làm cây lúa tốttươi, đâm bông trổ hạt. Hồn chính là sựsống của lúa. Cây lúa sẽ chết nếu hồn rờikhỏi nó. Tín ngưỡng hồn lúa được phảnánh trong nhiều huyền thoại, thần thoại,truyện cổ tích,… rất phổ biến trên toànkhu vực Đông Nam Á. Nhưng chỉ ở các lễhội nông nghiệp chúng mới được thựchành. Việc thực hành tín ngưỡng hồn lúathông qua các lễ hội nông nghiệp diễn ravào đầu mùa gặt hoặc đầu mùa gieo hạt,thời điểm mà theo quan niệm của các cưdân ở đây, hồn lúa rất dễ bay đi do phảithay đổi chỗ ở. Đây cũng là lúc người78PHAN XUÂN VIỆN – SO SÁNH TÍN NGƯỠNG HỒN LÚA…nông dân nhàn rỗi nên có điều kiện tổchức lễ hội, mặt khác đó cũng là nhữnglúc cần “xả hơi” sau một thời gian laođộng vất vả.Những lễ hội gắn với cây lúa và vòng đờicủa cây lúa hay ...