So sánh tỷ lệ thừa cân béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của WHO và điểm cắt BMI theo IOTF
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 331.19 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm so sánh việc sử dụng hai bộ số liệu để xác định thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên bằng cách tạo ra các đường cong tăng trưởng dựa vào điểm cắt của IOTF và WHO và bằng cách so sánh tỷ lệ thừa cân và béo phì theo định nghĩa của IOTF và WHO dựa vào số liệu của nghiên cứu cắt ngang năm 2004.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh tỷ lệ thừa cân béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của WHO và điểm cắt BMI theo IOTF Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học SO SÁNH TỶ LỆ THỪA CÂN-BÉO PHÌ ĐÁNH GIÁ BẰNG CHUẨN BMI THEO TUỔI CỦA WHO VÀ ĐIỂM CẮT BMI THEO IOTF Tăng Kim Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm so sánh việc sử dụng hai bộ số liệu để xác định thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên bằng cách tạo ra các đường cong tăng trưởng dựa vào điểm cắt của IOTF và WHO và bằng cách so sánh tỷ lệ thừa cân và béo phì theo định nghĩa của IOTF và WHO dựa vào số liệu của nghiên cứu cắt ngang năm 2004. Phương pháp: Chúng tôi dùng dữ liệu có các giá trị L, M, S đã được công báo của của IOTF và WHO để tính các điểm z-score của trẻ em và trẻ vị thành niên. Số liệu của mẫu đại diện ngẫu nhiên gồm 2660 trẻ vị thành niên (1332 nam, 1328 nữ) tuổi từ 11 đến 16 được dùng để ước lượng tỷ lệ thừa cân và béo phì. Kết quả: Các đường cong tạo từ điểm cắt BMI của IOTF để xác định thừa cân và béo phì luôn luôn nằm cao hơn các đường cong tạo từ điểm cắt với số liệu tham chiếu của WHO ở cả hai giới cho cả thừa cân lẫn béo phì. Tỷ lệ thừa cân nếu dùng các điểm cắt của WHO thì cao hơn tỷ lệ thừa cân được xác định bằng các điểm cắt của IOTF. Có sự khác biệt có ý nghĩa trong tỷ lệ thừa cân và béo phì giữa nam và nữ dù theo chuẩn của IOTF hay chuẩn của WHO. Kết luận: Việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Từ khóa: điểm cắt, chuẩn đánh giá tăng trưởng, trẻ vị thành niên. SUMMARY PREVALENCE OF OVERWEIGHT-OBESITY AMONG ADOLESCENTS OF HCMC: COMPARISON BETWEEN WHO AND IOTF REFERENCES Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 155 - 160 Objective: To compare the performance of the two data sets in defining overweight and obesity in children and adolescents by plotting the International Obesity Task Force (IOTF) cut-offs against WHO curves and by comparing the prevalence of overweight and obesity, as defined by IOTF reference and by the WHO standard, using 2004 cross-sectional data from Ho Chi Minh City, Vietnam. Methods: We used published data on L, M, S values of IOTF and WHO to calculate the exact Z-scores in children and adolescents. Data of a random representative sample of 2660 adolescents (1332 boys; 1328 girls) aged 11–16 years were also used to estimate the prevalence of overweight and obesity. Results: The curves for the IOTF BMI cut-offs for overweight were consistently higher than similar cut-offs from the WHO growth reference for both overweight and obesity in both genders. The prevalence of overweight and obesity using WHO cut-offs was higher than that of IOTF cut-offs. There were significant differences in overweight and obesity prevalence between boys and girls according IOTF reference and WHO standard. Conclusion: Use of IOTF BMI cut-offs to define overweight and obesity may underestimate the extent of overweight and obesity in children and adolescent populations. Key words: Cut-offs, growth reference, adolescents. * Bộ môn Dịch tễ học Cơ bản – Dân số học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS.BS. Tăng Kim Hồng ĐT: 0903350503 Email: hongutc@yahoo.com Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 155 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em đang gia tăng rất nhiều, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển(12,20). Theo ước tính của các chuyên gia quốc tế thì khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đi học trên thế giới là bị thừa cân và ¼ trong số đó là bị béo phì(12). Số liệu gần đây cho thấy ở châu Âu 31,8% học sinh là bị thừa cân trong đó 7,9% là bị béo phì, trong đó vùng Nam Âu có tỷ lệ tương đối cao hơn(13,9). Béo phì sẽ làm gia tăng nguy cơ của các bệnh mãn tính như rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, kháng insulin và đái tháo đường. Hơn nữa, béo phì cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ(8). Ngoài ra, khoảng 1/3 trẻ em bị thừa cân và ½ trẻ vị thành niên bị thừa cân sẽ trở thành béo phì ở tuổi trưởng thành(20,17). Vì vậy, việc can thiệp để phòng ngừa thừa cân-béo phì ở mọi độ tuổi cần phải xem là một trong những công tác ưu tiên hàng đầu của ngành y tế công cộng. BMI là một chỉ số được sử dụng rộng rãi và thiết thực để xác định tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên trong các cuộc điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chuẩn đánh giá thống nhất cho thừa cân-béo phì ở trẻ em. Một số quốc gia sử dụng các đường cong tăng trưởng của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa kỳ, với số liệu thu thập từ các cuộc điều tra năm 1963 và 1994(11). Một chuẩn đánh giá khác được một nhóm chuyên gia của Tổ chức hành động vì béo phì Quốc tế (International Obesity Task Force – IOTF) khuyến cáo từ năm 2000 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh tỷ lệ thừa cân béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của WHO và điểm cắt BMI theo IOTF Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học SO SÁNH TỶ LỆ THỪA CÂN-BÉO PHÌ ĐÁNH GIÁ BẰNG CHUẨN BMI THEO TUỔI CỦA WHO VÀ ĐIỂM CẮT BMI THEO IOTF Tăng Kim Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm so sánh việc sử dụng hai bộ số liệu để xác định thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên bằng cách tạo ra các đường cong tăng trưởng dựa vào điểm cắt của IOTF và WHO và bằng cách so sánh tỷ lệ thừa cân và béo phì theo định nghĩa của IOTF và WHO dựa vào số liệu của nghiên cứu cắt ngang năm 2004. Phương pháp: Chúng tôi dùng dữ liệu có các giá trị L, M, S đã được công báo của của IOTF và WHO để tính các điểm z-score của trẻ em và trẻ vị thành niên. Số liệu của mẫu đại diện ngẫu nhiên gồm 2660 trẻ vị thành niên (1332 nam, 1328 nữ) tuổi từ 11 đến 16 được dùng để ước lượng tỷ lệ thừa cân và béo phì. Kết quả: Các đường cong tạo từ điểm cắt BMI của IOTF để xác định thừa cân và béo phì luôn luôn nằm cao hơn các đường cong tạo từ điểm cắt với số liệu tham chiếu của WHO ở cả hai giới cho cả thừa cân lẫn béo phì. Tỷ lệ thừa cân nếu dùng các điểm cắt của WHO thì cao hơn tỷ lệ thừa cân được xác định bằng các điểm cắt của IOTF. Có sự khác biệt có ý nghĩa trong tỷ lệ thừa cân và béo phì giữa nam và nữ dù theo chuẩn của IOTF hay chuẩn của WHO. Kết luận: Việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Từ khóa: điểm cắt, chuẩn đánh giá tăng trưởng, trẻ vị thành niên. SUMMARY PREVALENCE OF OVERWEIGHT-OBESITY AMONG ADOLESCENTS OF HCMC: COMPARISON BETWEEN WHO AND IOTF REFERENCES Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 155 - 160 Objective: To compare the performance of the two data sets in defining overweight and obesity in children and adolescents by plotting the International Obesity Task Force (IOTF) cut-offs against WHO curves and by comparing the prevalence of overweight and obesity, as defined by IOTF reference and by the WHO standard, using 2004 cross-sectional data from Ho Chi Minh City, Vietnam. Methods: We used published data on L, M, S values of IOTF and WHO to calculate the exact Z-scores in children and adolescents. Data of a random representative sample of 2660 adolescents (1332 boys; 1328 girls) aged 11–16 years were also used to estimate the prevalence of overweight and obesity. Results: The curves for the IOTF BMI cut-offs for overweight were consistently higher than similar cut-offs from the WHO growth reference for both overweight and obesity in both genders. The prevalence of overweight and obesity using WHO cut-offs was higher than that of IOTF cut-offs. There were significant differences in overweight and obesity prevalence between boys and girls according IOTF reference and WHO standard. Conclusion: Use of IOTF BMI cut-offs to define overweight and obesity may underestimate the extent of overweight and obesity in children and adolescent populations. Key words: Cut-offs, growth reference, adolescents. * Bộ môn Dịch tễ học Cơ bản – Dân số học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS.BS. Tăng Kim Hồng ĐT: 0903350503 Email: hongutc@yahoo.com Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 155 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em đang gia tăng rất nhiều, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển(12,20). Theo ước tính của các chuyên gia quốc tế thì khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đi học trên thế giới là bị thừa cân và ¼ trong số đó là bị béo phì(12). Số liệu gần đây cho thấy ở châu Âu 31,8% học sinh là bị thừa cân trong đó 7,9% là bị béo phì, trong đó vùng Nam Âu có tỷ lệ tương đối cao hơn(13,9). Béo phì sẽ làm gia tăng nguy cơ của các bệnh mãn tính như rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, kháng insulin và đái tháo đường. Hơn nữa, béo phì cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ(8). Ngoài ra, khoảng 1/3 trẻ em bị thừa cân và ½ trẻ vị thành niên bị thừa cân sẽ trở thành béo phì ở tuổi trưởng thành(20,17). Vì vậy, việc can thiệp để phòng ngừa thừa cân-béo phì ở mọi độ tuổi cần phải xem là một trong những công tác ưu tiên hàng đầu của ngành y tế công cộng. BMI là một chỉ số được sử dụng rộng rãi và thiết thực để xác định tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên trong các cuộc điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chuẩn đánh giá thống nhất cho thừa cân-béo phì ở trẻ em. Một số quốc gia sử dụng các đường cong tăng trưởng của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa kỳ, với số liệu thu thập từ các cuộc điều tra năm 1963 và 1994(11). Một chuẩn đánh giá khác được một nhóm chuyên gia của Tổ chức hành động vì béo phì Quốc tế (International Obesity Task Force – IOTF) khuyến cáo từ năm 2000 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Chăm sóc sức khỏe trẻ em Thừa cân béo phì Chỉ số cơ thể BMI Chỉ số cân nặngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 310 0 0 -
5 trang 303 0 0
-
8 trang 257 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 247 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 231 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 219 0 0 -
8 trang 199 0 0
-
13 trang 198 0 0
-
5 trang 196 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 192 0 0