Danh mục

Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên gồm có 3 phần chính như sau: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; Một số kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên BỘ TƯ PHÁP ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN” SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: TS. Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp TỔ CHỨC BIÊN SOẠN: TS. Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ThS. Phan Hồng Nguyên - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp THAM GIA BIÊN SOẠN: - Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng - Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an - Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Sở Tư pháp tỉnh Bình Định - Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội LỜI GIỚI THIỆU Ngày 26/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015” (Đề án). Qua tổng kết 05 năm thực hiện Đề án, trên cơ sở hiệu quả của Đề án, ngày 17/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1042/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020), trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo. Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2020. Với mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ Đoàn, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; đồng thời đa dạng hóa nguồn tài liệu hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn “Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên”. Sổ tay gồm ba phần: - Phần thứ nhất: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; - Phần thứ hai: Một số kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; - Phần thứ ba: Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên. Trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc về nội dung Sổ tay! Hà Nội, tháng 12 năm 2018 VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Phần thứ nhất CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN Thanh, thiếu niên nước ta chiếm khoảng 28% dân số cả nước; là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt quá trình lịch sử của cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò của lực lượng này trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã nhấn mạnh: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo”. Để phát huy vai trò của lực lượng xã hội quan trọng này, việc đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên, thanh, thiếu niên phát triển toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng và được xác định là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, trong đó giáo dục ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là một nội dung cấu thành quan trọng trong hoạt động giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Việt Nam. I. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiề u văn bản có nội dung liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao hiể u biế t pháp luâ ̣t, ý thức chấ p hành pháp luâ ̣t gắ n với giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh, thiế u niên, tập trung vào các văn bản chủ yếu sau đây: 1. Báo cáo chính trị của Ban Chấ p hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ”. 2. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khẳng định: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật…”. 3. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030 đã xác đinh: ̣ “Trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật…”. 4. Hiế n pháp năm 2013 (Điề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: