Danh mục

Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên: Phần 2

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên" tiếp tục trình bày các kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biên giới, biển đảo; Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động trẻ trong doanh nghiệp của tổ chức công đoàn.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên: Phần 2 Chuyên đề 4 KỸ NĂNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI, VÙNG BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO Thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số có số lượng trên 3,7 triệu người, đa phần đang sống và làm việc tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo. Tại khu vực biên giới, hải đảo, những năm gần đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã và đang triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”. Thông qua công tác tuyên truyền, PBGDPL để vận động cán bộ và nhân dân chấp hành nghiêm túc các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như hiệp định, Quy chế biên giới, Luật Biên giới quốc gia, các nghị định, quy định trong việc quản lý, bảo vệ biên giới. Từ đó làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân biên giới, gắn tuyên truyền, PBGDPL với nhiệm vụ thường xuyên của Bộ đội Biên phòng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương. Trong phạm vi chuyên đề này, do đặc thù nhiệm vụ, công tác của lực lượng Bộ đội Biên phòng nên chỉ đề cập kỹ năng PBGDPL cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biên giới, biển đảo. Từ thực tiễn công tác và tình hình đặc thù của từng địa bàn, đội ngũ cán bộ chính trị, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố, các đồn biên phòng đã triển khai xây dựng nhiều mô hình tuyên truyền, PBGDPL. I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Từ năm 2013 cho đến nay, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã và đang phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo” (gọi tắt là Đề án 1133). Đã có hàng triệu lượt người tham gia các hoạt động của Đề án do Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố biên giới, biển đảo chủ trì theo phương châm “có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải”. Theo đó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biên giới, biển đảo nói riêng, nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ chủ quyền, giữ gìn quốc phòng - an ninh. Ngoài ra, nội dung PBGDPL còn tập trung vào các quyền và nghĩa vụ của thanh, thiếu niên; chính sách, pháp luật mới có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; các lĩnh vực pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, đào tạo nghề, lao động, việc làm, hình sự, bảo vệ môi trường, giao thông đường bộ... Tại tuyến biên giới đất liền, nội dung PBGDPL tập trung vào các văn kiện pháp lý về biên giới, Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về phòng, chống ma túy, buôn bán người; những quy định pháp luật khác gắn liền với đời sống lao động của người dân... Tại tuyến biển, hải đảo, nội dung PBGDPL tập trung vào các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các quốc gia trên Biển Đông (DOC), Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thủy sản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của lực lượng Bộ đội Biên phòng, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng làm nhiệm vụ trên biển... 2. Với những nội dung trọng tâm được định hướng để triển khai PBGDPL cho thanh, thiếu niên vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biên giới, biển đảo nói trên, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL đã và đang được Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện thông qua khá nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp; biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật, tờ rơi, tờ gấp; tuyên truyền cổ động trực quan trên pa-nô, áp-phích… tại khu vực biên giới; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên tại các xã, phường, thị trấn biên giới tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ pháp luật; xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật tại các đồn biên phòng và các thiết chế văn hóa cơ sở; tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; PBGDPL thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ; PBGDPL thông qua tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật”... II. MỘT SỐ KỸ NĂNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật) Có thể nói, đây là kỹ năng được ứng dụng nhiều trong hoạt động PBGDPL của Bộ đội Biên phòng do đặc thù của đối tượng PBGDPL là thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng biên giới, biển đảo. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng PBGDPL trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện hoạt động này. Trong quá trình PBGDPL trực tiếp, cần phải rèn luyện những kỹ năng sau đây: Thứ nhất, cần tạo được thiện cảm ban đầu cho ng­ười nghe Đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số nói riêng, cán bộ biên phòng thường rất có uy tín và được nhân dân yêu mến, quý trọng, do vậy bước đầu đã có thể tháo bỏ hàng rào tâm lý ngăn cách giữa người nói và người nghe. Tuy nhiên, do đa phần cán bộ làm nhiệm vụ PBGDPL là người dân tộc Kinh, có bất đồng về ngôn ngữ và phong tục, tập quán với đồng bào dân tộc thiểu số mà mình có nhiệm vụ PBGDPL nên rất cần nâng cao khả năng nghe và nói tiếng dân tộc địa phương. Điều này sẽ giúp cán bộ có thể hiểu được dân nói và nói cho dân hiểu những vấn đề mà người dân chưa nắm bắt được bằng ngôn ngữ phổ thông và tạo được sự đồng cảm giữa người nói và người nghe ...

Tài liệu được xem nhiều: