Danh mục

Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.64 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (96 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Giới thiệu dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng; xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng; tổ chức thực hiện dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng; giám sát đánh giá dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng Hà Nội, 2021 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU TỪ VIẾT TẮT PHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG....1 1.1. Mục tiêu.....................................................................................................................1 1.2. Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng là gì......................................................1 1.3. Dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng..................................................3 1.3.1. Yêu cầu của dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.....................3 1.3.2. Ngân sách của dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng...............4 1.3.3. Nội dung của dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng...........5 PHẦN II: XÂY DỰNG DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG...6 2.1. Bước 1: Thành lập Tổ xây dựng dự án................................................................6 2.2. Bước 2: Lựa chọn địa điểm xây dựng dự án...................................................7 2.3. Bước 3: Lập danh sách hộ tham gia dự án......................................................8 2.4. Bước 4: Đánh giá hiện trạng và đề xuất xây dựng dự án..........................8 2.5. Bước 5: Xây dựng nội dung thực hiện của dự án..........................................11 2.6. Bước 6: Lấy ý kiến góp ý về nội dung dự án..................................................12 2.7. Bước 7: Thẩm định và phê duyệt dự án............................................................12 PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG........................................................................................14 3.1. Nguyên tắc tổ chức thực hiện.............................................................................14 3.2. Vai trò các bên thực hiện dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng....14 3.3. Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án..........................21 3.4. Một số lưu ý khi tổ chức thực hiện dự án.......................................................21 MỤC LỤC PHẦN IV: GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG.......................................................................................23 4.1. Giám sát thực hiện dự án................................................................................23 4.2. Đánh giá dự án..................................................................................................23 4.2.1. Đánh giá ban đầu....................................................................................24 4.2.2. Đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn...................................25 4.2.3. Đánh giá kết thúc dự án......................................................................26 4.3. Tổng kết dự án.................................................................................................28 PHẦN V: PHỤ LỤC...................................................................................................30 Phụ lục 1: Biên bản họp thôn/bản.......................................................................30 Phụ lục 2: Biểu thông tin chung về xã..............................................................32 Phụ lục 3: Biểu thu thập thông tin hộ gia đình.............................................34 Phụ lục 4. Mẫu dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng........................48 Phụ lục 5. Một số chỉ tiêu cơ bản của nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng theo Khung lý thuyết hệ thống thực phẩm....................................................53 Phụ lục 6. Bộ chỉ số giám sát theo khung logic dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng trong Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025..........................................................................................70 THÔNG TIN LIÊN HỆ DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN, CHỈNH SỬA SỔ TAY LỜI NÓI ĐẦU Chương trình “Không còn nạn đói” là sáng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra nhằm đạt 5 mục tiêu: (1) 100% dân cư có đủ lương thực, thực phẩm quanh năm; (2) không còn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, (3) toàn bộ các hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, (4) 100% nông hộ nhỏ tăng năng suất và thu nhập đặc biệt là phụ nữ và (5) không còn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm”. Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và an ninh lương thực trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân đặc biệt là trẻ em ở vùng khó khăn vẫn còn ở mức cao so với đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền. Đặc biệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em- ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam - vẫn còn ở mức trung bình 19,6% (năm 2020), đặc biệt tỷ lệ này còn ở mức cao ở vùng miền núi phía Bắc là 37,4%, vùng Tây Nguyên là 28,8%, ở dân tộc khác (trừ dân tộc Kinh) là 32%. Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình này, ngày 14 tháng 01 năm 2015, tại lễ phát động Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết với Liên hợp quốc sẽ tham gia và triển khai có hiệu quả chương trình này tại Việt Nam. Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Nguồn lực để thực hiện Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói này chủ yếu là lồng ghép với các chương trình Mục tiêu quốc gia đang thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh đó cần phối hợp huy động các nguồ ...

Tài liệu được xem nhiều: