Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa. Cáo được chuyên dùng để vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bài cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố cuộc bình Ngô thắng lợi với thiên hạ.Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu còn gọi là “biền văn”, “biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi ; ngẫu là đôi, cặp). Văn biền ngẫu có năm đặc điểm :...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Soạn bài Bình Ngô đại cáo Soạn bài Bình Ngô đại cáo Bình Ngô đại cáo - NGUYỄN TRÃI1. Thể loạiCáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa. Cáo được chuyên dùng để vua côngbố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bàicáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố cuộc bình Ngô thắng lợivới thiên hạ.Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu còn gọi là “biền văn”, “biền lệvăn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi ; ngẫu là đôi, cặp). Văn biền ngẫu cónăm đặc điểm : Ngôn ngữ đối ngẫu : các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại ; Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặccâu 4/4 và câu 6/6 đối nhau ; Có vần điệu, bằng trắc hài hoà ; Sử dụng điển cố ; Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại câu 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ, 14chữ rất đa dạng.2. Tác giảNguyễn Trãi (1380 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc làng Chi Ngại (Chí Linh, HảiDương), sau dời đến Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha ông là Nguyễn Ứng Long,một học trò nghèo, đỗ Thái học sinh đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái con quan Tư đồTrần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi là vị anh hùng toàn đức, toàn tài nhưng cũng là ngườichịu nỗi oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử. Hết mình phục vụ và giúp đỡ nhà Lê từkhi Lê Lợi khởi nghiệp ở Lam Sơn đến khi triều đình thịnh vượng nhưng ông lại bịchính triều đình ấy tru di cả ba họ.Năm 1427, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nhiều quan đại thần (trong đó cóNguyễn Phi Khanh) bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi là con củaNguyễn Phi Khanh, muốn đi theo cha để phụng dưỡng. Nghe lời cha khuyên nhủ,Nguyễn Trãi đã ở lại, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn để đền nợ nước, trả thù nhà.Trong đoàn quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trở thành một vị quân sư kiệt xuất. Ôngcòn dùng ngòi bút của mình để lung lạc ý chí chiến đấu của kẻ thù. Những bức thưcủa ông trong Quân trung từ mệnh tập từng khiến cho Vương Thông cùng đám quân sĩcủa hắn mất tinh thần để rồi cuối cùng phải quy hàng, chấm dứt mười năm đô hộ nướcta.Khi đất nước thái bình thì Nguyễn Trãi lại gặp hoạ. Với bản tính trung thực, thẳngthắn, ông bị bọn quan lại nịnh thần ghen ghét. Nhân cái chết của Lê Thái Tông, chúngđã ghép ông vào tội giết vua khiến ông phải chịu cái chết rất thảm khốc vào năm1442. Hơn hai mươi năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông.Những tác phẩm văn chương của Nguyễn Trãi còn lại với chúng ta ngày nay rất phongphú : Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,... đặc biệt là Bình Ngôđại cáo một áng thiên cổ hùng văn, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta (saubài Nam quốc sơn hà).3. Bố cụcBài cáo gồm năm đoạn : Đoạn 1 (từ Từng nghe đến Chứng cớ còn ghi) : Nêu luận đề chính nghĩa. Đoạn 2 (từ Vừa rồi đến …thần nhân chịu được ?) : Tố cáo tội ác của giặc. Đoạn 3 (từ Ta đây đến …lấy ít địch nhiều.) : Lãnh tụ và nghĩa quân trong buổi đầudấy nghiệp. Đoạn 4 (từ Trọn hay đến …chưa thấy xưa nay) : Quá trình kháng chiến đi đến thắnglợi. Đoạn 5 (phần còn lại) : Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩaLam Sơn.4. Đọc hiểuCó thể nói : Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc tasau Nam quốc sơn hà. Nhưng nó là bản Tuyên ngôn độc lập hùng tráng nhất thời kìtrung đại. Nguyễn Trãi viết Bình ngô đại cáo vào giữa lúc niềm vui của cá nhân hoàchung niềm vui lớn của dân tộc. Vì thế mà tác phẩm oai hùng đậm chất sử ca. Tácphẩm Bình Ngô đại cáo có thể được chia thành 4 mạch :4.1. Niềm tự hào tự tôn dân tộcNguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được các dân tộc thời kìtrung đại mặc nhiên thừa nhận :Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoNhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sởcủa tình thương yêu và đạo lí làm người. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi là yêu dânvà trừ bạo. Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song đến Việt Nam, NguyễnTrãi đã biến nó thành một khái niệm đậm tính dân tộc.Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi viết những câu văn thật hào hùng,sang sảng, chất chứa lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt nhữngchân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ, một quốc gia. Đó là một đấtnước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời :Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Tất cả đều mặc nhiên vốn có : từ núi sông vốn đã phân định rạch ròi đến phong tụcBắc Nam cũng khác. Rõ ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ cương vực lãnh thổ,phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi chế độ ta đều độc lập đứng trênmột cái thế đối vững vàng cùng với nền văn minh phương Bắc. So với Nam quốc sơnhà thì Bình Ngô đại cáo thực sự là một bước tiến dài của Nguyễn Trãi trong vi ...