Tuần qua, Viện Da liễu T.Ư tiếp nhận nữ bệnh nhân Trần Thị Tuyết (Hải Phòng), 36 tuổi trong tình trạng sốt cao, các ngón tay phù to, tấy đỏ, có móng đã bị tróc. Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị nhiễm trùng khi làm móng tay giả, và do đến viện muộn nên đã có dấu hiệu hoại tử ngón. "Bác sĩ ơi đau quá"
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sơn móng - Thú làm đẹp nhiều rủi ro Sơn móng - Thú làm đẹp nhiều rủi roTuần qua, Viện Da liễu T.Ư tiếp nhận nữ bệnh nhân Trần ThịTuyết (Hải Phòng), 36 tuổi trong tình trạng sốt cao, các ngón tayphù to, tấy đỏ, có móng đã bị tróc. Bác sĩ cho biết bệnh nhân bịnhiễm trùng khi làm móng tay giả, và do đến viện muộn nên đã có dấu hiệu hoại tử ngón. Bác sĩ ơi đau quá Trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm nấm do sơn móng tay như chị Trần Thị Tuyết không phải là cá biệt. Có mặt tại Viện Da liễu T.Ư, chỉ trong một buổi sáng, tôi chứng kiến có tới 5 người gặp vấn đề với sơn móng.Chị Lưu Thiên Nga, 33 tuổi, ở phố Thái Thịnh, Hà Nội cũng đếnviện trong tình trạng đau đến phát sốt, ngón chân chị sưng vùkhông thể đi nổi giầy dép. Chị Nga sụt sùi kể, ban đầu chỉ cảmthấy hơi đau, nghĩ đơn giản bị xước do cắt khoé móng quá sâunên chị tự bôi thuốc có chất corticoid nhưng thấy ngày càngmưng mủ nhiều hơn. Bác sĩ kết luận ngón chân chị bị nhiễmtrùng nặng, nguyên nhân do móng chọc thịt, phải điều trị bằngphương pháp kẹp cắt bản móng.Được chứng kiến tận mắt bác sĩ tiến hành kẹp cắt, chị Nga corúm người vì đau, nước mắt giàn giụa, liên tục rên rỉ đau quá,bác sĩ ơi!, mới thấm thía thú làm đẹp tưởng rất đỗi nhẹ nhàngnày hoá ra lại chứa nhiều rủi ro.Trong số những bệnh nhân ngồi chờ đến lượt mình khắc phụchậu quả có một cô bé chừng 15-16 tuổi, ăn mặc khá sành điệu.Các móng tay cô đều màu trắng đục, có vẩy, tạo gờ, sờ vào cócảm giác mủn mềm, thậm chí có ngón gần như mất móng.Trường hợp này, theo bác sĩ Đỗ Văn Thành (Viện Da liễu T.Ư)là do bệnh nhân quá lạm dụng việc dùng sơn và chất tẩy rửamóng gây nhiễm độc, làm rối loạn dưỡng móng. Việc điều trịkhông đúng đã làm móng bị viêm ngày càng nặng và lan sangcác móng khác. Nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ cảnh báo, côbé có thể bị hoại tử ngón.Bác sĩ dẫn chứng, một bộ móng khoẻ mạnh, bình thường nhìnbóng, phía góc dưới hơi đục, càng ra phía ngoài càng trong.Trên móng, có những rãnh dọc mịn, nhìn xuyên qua móng thấycó màu đỏ hồng (do mạch máu phía dưới nuôi dưỡng).Thú làm đẹp nhiều rủi roTheo bác sĩ Đỗ Văn Thành, các hóa chất trong sơn móng tay,móng giả, nước tẩy móng như benzen, toluen... đều là các chấtgây nhiễm độc. Benzen là loại dung môi hữu cơ, bay hơi nhanh,được hấp thụ qua đường hô hấp, sau đó lưu tại gan, tuỷ sống vàcác tế bào mỡ. Benzen còn ảnh hưởng tới thần kinh, làm chongười tiếp xúc choáng váng, giảm trí nhớ, nếu hít phải liên tụctrong thời gian dài, sẽ gây hại phổi, có thể dẫn tới ung thư. Cònchất toluen, hít phải thường xuyên sẽ gây độc trực tiếp, đặc biệtphụ nữ đang mang bầu có thể sinh con quái thai. Toluen ít tantrong nước, được phân bố nhanh vào các mô tế bào não, gan,thận...Bác sĩ Thành còn cho biết: Chị em thường có thói quen dùngchất tẩy rửa móng như autoni cũng gây khô, teo móng và làmmóng ngày càng mỏng dần, trong khi móng đóng vai trò rấtquan trọng là che chở các mô, bảo vệ đầu ngón tay, chân khôngbị tổn thương...Mới đây, Viện Da liễu T.Ư khi làm xét nghiệm trên kiềm cắt davà khăn lau lấy ngẫu nhiên từ một số Trung tâm thẩm mỹ, thấycó 2 loại nấm Staphylo Aureus và Cadidasp. Đây là nguyênnhân gây bệnh ngoài da, sưng đỏ từ gốc móng, viêm da, lở loét,rất khó chữa. Nguy hiểm nhất là khi đi làm móng ngoài tiệmcũng có nghĩa phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếungười làm móng trước bị HIV, mà dụng cụ giũa, cắt, sơn móngkhông được khử trùng thì nguy cơ lây nhiễm cho người dùngsau là khó tránh khỏi.