Thông tin tài liệu:
Châu Á lại một lần nữa cho thấy những tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Hàn Quốc, một trongnhững nước bị tổn thất nặng nhất trong cuộc khủng hoảng 97-98, hiện nay đã đạt mức GDPcao hơn mức tiền khủng hoảng 12 lần. Bài học là gì? Các chính sách của IMF có tác dụng,quan điểm cho rằng tập quán sai lầm của IMF và phương thuốc chữa bá bệnh như Joe Stiglitzđã nêu trong bài viết đăng trên tạp chí của các ông là hoàn toàn nhỏ nhen và dĩ nhiên có mụcđích cá nhân.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
STIGLITZ VÀ IMF: MỘT QUAN ĐIỂM KHÁCChöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Stiglitz đối chọi với IMF: một góc nhìnNieân khoaù 2007-2008 Baøi ñoïc khácSTIGLITZ VÀ IMF: MỘT QUAN ĐIỂM KHÁC Rudi DornbuschChâu Á lại một lần nữa cho thấy những tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Hàn Quốc, một trongnhững nước bị tổn thất nặng nhất trong cuộc khủng hoảng 97-98, hiện nay đã đạt mức GDPcao hơn mức tiền khủng hoảng 12 lần. Bài học là gì? Các chính sách của IMF có tác dụng,quan điểm cho rằng tập quán sai lầm của IMF và phương thuốc chữa bá bệnh như Joe Stiglitzđã nêu trong bài viết đăng trên tạp chí của các ông là hoàn toàn nhỏ nhen và dĩ nhiên có mụcđích cá nhân.Điều xúc phạm nhất và vô lý nhất là gợi ý cho rằng nhân viên IMF chỉ toàn những sinh viênhạng ba từ các trường đại học hàng đầu. (Phải chăng các đồng nghiệp cũ của ông ta ở WBcũng thế?) Ở Harvard và MIT, hay bất kỳ nơi nào khác, những tiến sĩ mới ra lò nếu khôngtìm được việc làm ở 5 trường đại học hàng đầu trên thế giới đều sẽ chọn IMF hay WB. Nóinhư vậy là đã tốt rồi. Vì bất kỳ ai được đưa vào danh sách chọn lựa của các trường hàng đầucó thể nói là những kẻ lý thuyết không phù hợp cho công việc đề ra chính sách đầy khó khăn.Bản thân Stiglitz với thói quen ưa chuộng những ngoại lệ hấp dẫn thay vì nguyên tắc chungchính là ví dụ xác đáng cho ý này. Cả IMF lẫn WB đều không cần những nhà lý thuyết; họcần những bác sĩ chuyên khoa quốc gia được đào tạo tốt. Như Edwin Kemmerer vĩ đại củaPrinceton, người được xem là Jeff Sachs của thập niên 20 đã nói: xét theo bề ngoài thìnguyên tắc là cái cán cuốc.Luận điệu của Stiglitz cho rằng những nhân viên ngốc ngếch và ngạo mạn của IMF sử dụngphương thuốc hoàn toàn sai lệch - thắt chặt ngân sách và lãi suất cao - biến một tình huốngkhó khăn thành đại họa là luận điệu vừa ngược ngạo vừa sai trái. Ông ta nói gì? Trước tìnhhình một chính phủ bỏ đến 50% GDP hoặc hơn vào hoạt động tài chính công do thất bại củacác ngân hàng và phá sản tràn lan, thì nguyên tắc phải là thoải mái về ngân sách chăng?Đứng trước sự sụp đổ của các loại tiền tệ dưới áp lực ra đi của vốn, lãi suất phải được cắtgiảm để việc rút tiền ít tốn kém hơn và triệt tiêu luôn tỉ giá hối đoái ư? Đúng là quái gở.Trong 100 năm qua, nguyên tắc này chưa hề thất bại: sự bình ổn bắt đầu bằng tỉ giá hối đoáivà tài chính công. Các nhà đầu tư sẽ lấy lại sự tin tưởng và mang tiền trở lại khi họ thấy đượcsự bảo quản ngân sách và lãi suất thật sự cao. Làm điều đó trong vài tháng là ta đi đúnghướng. Đó là chính sách hàng đầu của các nước trong thế kỷ 20, với sự thành công to lớn, vàđó mãi mãi là chính sách của IMF. Chính sách này vẫn có tác dụng: Hàn Quốc đang pháttriển mạnh và cả châu Á cũng thế. Lãi suất giảm trong nhiều tháng khi các luồng vốn trở vàotái ổn định và tăng giá trị các đồng tiền; hoạt động tài chính công có thể bắt đầu dễ thở mộtkhi các nhà đầu tư nhận ra rằng thế giới không chấm hết ở đây. Sự phục hồi diễn ra nhanhhơn ở các nước thực hiện đúng và thành công những hướng dẫn của IMF. Nhưng những nơinhư Indonesia thì khủng hoảng vẫn còn khi các nhà làm chính sách do dự.Khi các nước đến IMF trên những cái băng ca, thì đó không phải là lúc đưa ra những ý tưởnghay ho. Những chính sách mạnh tay là cần thiết để tránh sự xuất huyết, sự sụp đổ các đồngJoseph Stiglitz 1 Biên dịch: Quý TâmChöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Stiglitz đối chọi với IMF: một góc nhìnNieân khoaù 2007-2008 Baøi ñoïc kháctiền và sự tan rã không thể cứu chữa. Sự bình ổn không phải là một cuộc khảo thí công khaihay là một hội thảo nghiên cứu. Ngày nay, chẳng có vị bộ trưởng tài chính nào lại áp dụngphương thuốc thay thế kiểu phòng khám Stiglitz cả; họ có xe cứu thương đưa thẳng đến IMF.Và khi đó, các thị trường bắt đầu nhanh chóng tin tưởng trở lại và sự bình thường hóa chỉ còncách một bước ngắn.Stiglitz phàn nàn rằng không ai nghe ông ta, ngoại trừ tiến sĩ Mahatir, một lang băm khác.Không có gì là ngạc nhiên! Đúng vậy Stiglitz là một nhà kinh tế lỗi lạc, nằm trong danh sáchnhận giải Nobel vì những đóng góp lý thuyết của ông ta trong việc lý giải sự thất bại của thịtrường. Nhưng không ai xem ông ta là nhà kinh tế chính sách hay thậm chí là người có hiểubiết sâu xa về kinh tế vĩ mô và sự bình ổn. Suy cho cùng, đó là nhà kinh tế trưởng của WB,người mà giữa cuộc khủng hoảng châu Á đã công khai khuyến khích Trung Quốc phá giáđồng tiền của họ với khả năng kéo theo một làn sóng sụp đổ đại trà khác ở khắp châu Á. Cóđiều hay là không ai nghe, châu Á đang làm tốt. Bài học chính cho IMF là lần sau họ nên ápdụng đúng phương thuốc này và tận hưởng sự thà ...