Danh mục

SỰ BIẾN ĐIỆU HIỆN HỮU BÊN TRONG ĐIÊU KHẮC TRẺ LÊ NGỌC THÁI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà điêu khắc Lê Ngọc Thái sinh năm 1972, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Huế năm 2001, quê Quang Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Giới chuyên môn bắt đầu chú ý đến tác phẩm của nhà điêu khắc trẻ Lê Ngọc Thái khi anh nhận liên tiếp 03 giải thưởng. Năm 2008 tại cuộc LÊ NGỌC THÁI-Hiệu ứng kính-Tổng Triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung do Hội Mỹ hộp, 100x100cm thuật Việt Nam tổ chức, anh đạt giải Tặng thưởng với tác phẩm “Nổi đau” (Tổng hợp 120 x 185cm), giải A năm 2009...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ BIẾN ĐIỆU HIỆN HỮU BÊN TRONG ĐIÊU KHẮC TRẺ LÊ NGỌC THÁI SỰ BIẾN ĐIỆU HIỆN HỮU BÊN TRONG ĐIÊU KHẮC TRẺ LÊ NGỌC THÁI Nhà điêu khắc Lê Ngọc Thái sinh năm 1972, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Huế năm 2001, quê Quang Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Giới chuyên môn bắt đầu chú ý đến tác phẩm của nhà điêu khắc trẻ Lê Ngọc Thái khi anh nhận liên tiếp 03 giải thưởng. Năm 2008 tại cuộc LÊ NGỌC THÁI-Hiệu ứng kính-Tổng Triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung do Hội Mỹ hộp, 100x100cm thuật Việt Nam tổ chức, anh đạt giải Tặng thưởng với tác phẩm “Nổi đau” (Tổng hợp 120 x 185cm), giải A năm 2009 với tác phẩm “Hồi sinh” (gỗ cao 195cm), và năm 2010 mới đây anh lại nhận giải thưởng Khuyến khích Triển lãm mỹ thuật Toàn quốc với tác phẩm “Hiệu ứng kính” (điêu khắc tổng hợp 100 x 100cm). Những tác phẩm điêu khắc của Lê Ngọc Thái vừa là cảm xúc tự nhiên của tác giả trẻ, nhưng cũng là kết quả của một quá trình rèn luyện nhận thức muốn thể hiện, khám phá, vận động liên tục. Đó là tư duy và tình cảm, không phải là thủ pháp tạo hình, kỹ thuật chất liệu, là một cảm xúc toàn thể, bao quát. Lê Ngọc Thái nói lên tiếng nói của mình và không dựa vào ai để nói hoặc nhờ bất cứ ai nói hộ. Nghệ sĩ sống trong lòng xã hội và cũng có trách nhiệm với xã hội, vậy thì tiếng nói của tác phẩm nghệ thuật là tiếng nói mà bất cứ ai cũng muốn nghe đều được nghe, cũng có nghĩa là tiếng nói ấy về điều tốt, cũng như điều xấu, vì ai dám nhận mình là chỉ tốt mà không xấu là người ấy không thực bình thường, không thực tỉnh táo. Nhưng nghệ sĩ cũng cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống nghệ thuật của mình. Ngôn ngữ tạo hình của Lê Ngọc Thái được nuôi dưỡng mang tính tượng trưng và ẩn dụ, quá trình biến điệu ý tưởng từ những nội quan, những giao lộ của suy tư đột biến tình cảm thiên tư tuổi trẻ. Các tác phẩm của anh có cấu trúc tạo nghĩa và sắc thái biểu cảm hết sức đa dạng. Ngọc Thái tỏ ra thuần thục trong việc sử dụng ngôn ngữ điêu khắc tự trị của hình và ý tưởng. Anh quan tâm nhiều hơn đến các phương diện siêu hình mang tính ẩn dụ cao. Anh là một trong số những tác giả trẻ thực sự đam mê với tình yêu nghệ thuật, và hướng niềm đam mê ấy đến chân - thiện - mỹ. Sự biến điệu hiện hữu bên trong tác phẩm của Ngọc Thái là sự biến điệu hướng đến mùa xuân. Các chủ đề anh sáng tác đều tích lũy từ sự diệu kỳ của mùa xuân, bao hàm như tổ ấm, hồi sinh, hạnh phúc, ước mơ..., tất thảy như là sự huyền ảo, của niềm phức lạc chân phôi phai theo hiện thể, tự bạch. Tác phẩm “Nổi đau” anh được giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2008 là tác phẩm điêu khắc phù điêu tổng hợp. Nội dung thể hiện là khuôn mặt người mẹ, một gương mặt mà trên đó hằn những dấu vết của thời gian, của chiến tranh, đó chính là gương mặt của sự chờ đợi và nỗi đau thương đến tột cùng. Bên trong gương mặt người mẹ phản chiếu chân dung của những người con đã mất mát và hy sinh trong quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam. Song song đó là hình ảnh sự hủy diệt của chất độc dioxin, chiến dịch dùng hóa chất dioxin ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Toàn bộ tác phẩm toát lên vẻ ảm đạm, u uất của chiến tranh, nhưng đôi mắt của mẹ đã vượt lên trên nỗi đau, đó là tia hy vọng của niềm hạnh phúc độc lập dân tộc. Tác phẩm này biểu hiện vừa “xù xì” vừa “nhẵn bóng”, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng, có âm lại có dương, có thể giải thích được sự hiện hữu của xúc cảm tạo hình. Hình thể nhân vật trong tác phẩm Âm vang (xi măng, đồng) được biến điệu từ nhân vật nhạc công với nhiều động thái biểu diễn. Trong thủ pháp xây dựng tác phẩm này anh nhấn mạnh trọng tâm, biết chọn vấn đề quan trọng nhất để diễn tả, bên cạnh khối chuyển động, còn phản ánh nhằm hướng người xem vào nội dung, giản lược về hình thức, để không ảnh hưởng đến quá trình tri giác mà chỉ tập trung vào dòng âm thanh, tiết tấu khởi đầu của một mùa xuân. Tác phẩm sắt hàn Đau chiếc lá tạo thành khối điêu khắc hiện đại. Sự mảnh mai, mong manh, hình thể “tơi tả” của chiếc lá biến điệu thành cánh chim có thể nhận diện hình chim vạc và cò, gửi gắm vào tâm trạng một nỗi niềm của sự khắc khổ tìm về dĩ vãng, của một cõi nhớ day dứt không nguôi về những ngày ấm áp tiết vào xuân. Tác phẩm được kiến tạo màu sắc đỏ thắm, độ đậm nhạt hợp lý. Chủ đề là cái cớ để dẫn dắt cho ý tưởng, còn niềm say mê của anh chính là sự cảm nhận về khối tạo hình hiện đại biểu hiện sự tương phản. Tác phẩm này không còn là sự suy tư chung chung ẩn chứa nỗi đau của con ...

Tài liệu được xem nhiều: