Danh mục

Sự biến đổi của Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo Đêli và đế quốc Môgôn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.79 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến sự biến đổi của Hinđu giáo trong bối cảnh khắc nghiệt của lịch sử, khẳng định sức sống mãnh liệt của tôn giáo này, và phân tích bài học về tính mềm dẻo, linh hoạt trong cách ứng xử tôn giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến đổi của Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo Đêli và đế quốc Môgôn TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HINĐU GIÁO Ở ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊLI VÀ ĐẾ QUỐC MÔGÔN Nguyễn Thị Vân1 1 Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Hinđu giáo là một tôn giáo lớn của đất nước Ấn Độ. Thế kỉ XIII - XVII, Ấn Độchịu sự xâm nhập và cai trị của người Hồi giáo. Trong bối cảnh đó, sự đụng độ với Hồigiáo đã làm cho cả Hinđu giáo và Hồi giáo có sự cải huấn. Bài viết đề cập đến sự biếnđổi của Hinđu giáo trong bối cảnh khắc nghiệt của lịch sử, khẳng định sức sống mãnhliệt của tôn giáo này, và phân tích bài học về tính mềm dẻo, linh hoạt trong cách ứng xửtôn giáo. Nói đến Ấn Độ phải nói đến Ấn giáo (Hinđu giáo) và bên cạnh nó là đạo Sikh và đạoJaina. Đến nay, Hinđu giáo vẫn là một tôn giáo lớn trên thế giới. Ở Việt Nam, Ấn giáo vôcùng nhỏ bé, chủ yếu có trong đồng bào Chăm - nhưng nghiên cứu về nó là rất cần. Định nghĩa Hinđu giáo rất khó. Mặc dù không hề có một khái niệm về ThiênChúa, nhưng Hinđu giáo vẫn là một tôn giáo độc thần- độc thần trong thế đa thần rấtđặc biệt. Ba yếu tố thần linh của Hinđu giáo là Brahma, Vishnu và Shiva. Toàn bộ triếtlý Hinđu giáo nằm trong bộ kinh Upanishad, trong đó vũ trụ luận của Hinđu giáo lấy ẤnĐộ là mẹ, lấy cội gốc là Brahma - thần sáng tạo. Vì thế, tôn giáo này là một cốt lõi củavăn minh Ấn Độ. Giai đoạn thế kỷ XIII - XVII là giai đoạn Ấn Độ chịu sự xâm nhập và cai trị củangười Hồi giáo. Trong môi trường Ấn Độ, sự đụng độ với Hồi giáo đã làm cho cả Hinđugiáo và Hồi giáo có sự cải huấn. Bài viết đề cập đến sự biến đổi của Hinđu giáo trongbối cảnh khắc nghiệt, không chỉ mong muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của tôngiáo này, mà còn đưa ra cách ứng xử tôn giáo đáng là một bài học lớn cho lịch sử.1. SỰ XÂM NHẬP CỦA ĐẠO HỒI VÀO ẤN ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁOCỦA VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊ LI, MÔGÔN Hồi giáo xâm nhập vào Ấn Độ ngay từ nửa sau thế kỷ VII. Ban đầu, người mangHồi giáo đến đây là các thương nhân và các nhà truyền giáo đến từ Trung Cận Đông. Tuynhiên, sự xâm nhập và truyền bá rộng rãi đạo Hồi gắn liền với các cuộc xâm lăng bằng vũlực của người Hồi vào xứ sở này. Năm 711, quân đội Ảrập tấn công chinh phục vùngSindơ của Ấn Độ và lập ra hai quốc gia Hồi giáo. Sindơ trở thành “tiền đồn” Hồi giáo.Đến cuối thế kỷ XII, Ấn Độ đã chịu nạn xâm lược với quy mô lớn của các tộc người Hồigiáo. Vào đầu thế kỷ XIII, toàn bộ miền Bắc Ấn bị người Hồi giáo chinh phục, tách rathành lập vương triều riêng - vương triều Hồi giáo Đêli. Dân Ấn Độ và tôn giáo của họchính thức bước vào thời kỳ trực tiếp nằm dưới sự thống trị của người Hồi giáo. 72 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 Để đưa Hồi giáo “lên ngôi”, nhằm tạo một công cụ tinh thần hỗ trợ và bảo vệ chochính quyền thống trị, đồng thời thực hiện “nhiệm vụ thiêng” của đạo Hồi, các XuntanĐêli đã thực hiện chính sách tôn giáo cực kỳ phản động. Một mặt, chúng không trừnhững biện pháp bạo lực bắt buộc tín đồ Hinđu giáo cải hóa theo đạo Hồi, tiến hành đànáp khốc liệt Hinđu giáo và các tôn giáo bản địa; mặt khác chúng sử dụng những biệnpháp mua chuộc về kinh tế, chính trị. Tính chất tàn bạo của sự cưỡng bức thể hiện rõtrong việc các Xuntan Đêli đặt những người Hinđu giáo trước sự lựa chọn “đạo Hồi haylà chết”[1]. Lịch sử đẫm máu của Ấn Độ trong thời kỳ các Hồi vương Đêli cai trị đãchứng thực sự tàn bạo đó. Ví dụ, chính người sáng lập Hồi quốc Đêli Cututdin Aibechđã phá huỷ hàng ngàn nhà thờ Hinđu giáo và thay thế vào đó những thánh đường Hồigiáo. Hành động này thể hiện sự xúc phạm niềm tin tôn giáo của bọn thống trị đối vớitín đồ Hinđu một cách sâu sắc. Hồi giáo rõ ràng được áp đặt bằng chính sức mạnh củanhà nước, bằng sự phá hoại, chà đạp, xúc phạm tàn bạo những tôn giáo bản địa: “NgườiHồi giáo muốn mua chỗ ngồi trên thiên đường bằng máu của bọn bất trung” (không thờthánh Ala) [3]. Cả năm triều đại Đêli đều xem Hinđu giáo là “tà giáo” và thẳng tay đànáp phong trào đấu tranh của họ không thương tiếc. Những người tham gia đấu tranhhoặc là bị lột da sống, bị ném xuống chân voi, vùi vào đống rơm cho chết ngạt, treo cổlên cổng thành Đêli, hoặc bị biến thành nô lệ [2]. Bên cạnh những biện pháp bạo lực đẫm máu trên, các Xuntan Đêli còn thực hiệnchính sách phân biệt đối xử để mua chuộc, lôi kéo tín đồ của các tôn giáo khác theo đạoHồi. Người Hồi giáo, không phụ thuộc vào địa vị xã hội đều được hưởng những đặcquyền nhất định: được cử làm quan, khi phạm pháp được xét xử ở toà án riêng, thươngnhân được chiếu cố về thuế má - chỉ phải nộp bằng 1/2 so với thương nhân Hinđu giáo,được miễn thuế đầu ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: