Danh mục

SỰ BIỆT HÓA CỦA 3 LÁ PHÔI VÀ HÌNH DẠNG CỦA PHÔI 2 THÁNG

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.07 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự tạo mầm các cơ quan tiến hành từ đầu tuần thứ 4, lúc bắt đầu một thời kỳ gọi là thời kỳ phôi. Cuối thời kỳ này, các cơ quan chính được đặt vào những vị trí nhất định. Các mầm cơ quan bao giờ cũng phát sinh trực tiếp từ các lá phôi. Trong điều kiện phát triển bình thường, mỗi lá phôi thường tạo ra những cơ quan cùng hệ thống. Phần này chủ yếu giới thiệu sự biệt hóa từng lá phôi để thấy rõ nguồn gốc của mô và cơ quan. Ngoài ra còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ BIỆT HÓA CỦA 3 LÁ PHÔI VÀ HÌNH DẠNG CỦA PHÔI 2 THÁNG SỰ BIỆT HÓA CỦA 3 LÁ PHÔI VÀ HÌNH DẠNG CỦA PHÔI 2 THÁNGSự tạo mầm các cơ quan tiến hành từ đầu tuần thứ 4, lúc bắt đầu một thời kỳ gọi l àthời kỳ phôi. Cuối thời kỳ này, các cơ quan chính được đặt vào những vị trí nhấtđịnh. Các mầm cơ quan bao giờ cũng phát sinh trực tiếp từ các lá phôi. Trong điềukiện phát triển bình thường, mỗi lá phôi thường tạo ra những cơ quan cùng hệthống. Phần này chủ yếu giới thiệu sự biệt hóa từng lá phôi để thấy rõ nguồn gốccủa mô và cơ quan. Ngoài ra còn có sự mô tả các biến đổi của phôi người từ mộttấm phẳng thành một cơ thể hình ống, đặc trưng cho cơ thể của động vật có xươngsống, dẫn tới kết quả là sự khép mình của phôi và sự định ranh giới phôi.I. BIỆT HÓA CỦA NGOẠI BÌ PHÔI - Ở đầu tuần thứ 3, ngoại bì là một tấm biểu mô dẹt, rộng ở vùng đầu, hẹpở vùng đuôi và phủ mặt lưng của nội bì. Bờ của tấm ngoại bì tiếp với ngoại bìmàng ối. - Khi mới được tạo ra, dây sống gây ra sự cảm ứng phần ngoại bì nằmngay trên mặt lưng của nó, làm cho phần ngoại bì đó dày lên thành một tấm biểumô dài, rộng ở vùng đầu và hẹp ở vùng đuôi phôi được gọi là tấm thần kinh, lànguồn gốc của toàn bộ hệ thần kinh. Theo đường giữa, tấm thần kinh lan dần vềphía đường nguyên thủy. Phần ngoại bì không tham gia vào sự tạo tấm thần kinhsẽ biệt hóa thành ngoại bì da và các bộ phận phụ của da như lông, tóc, móng,tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến vú. - Cuối tuần thứ 3, tấm thần kinh lõm xuống trung bì ở đường giữa tạothành một cái máng gọi là máng thần kinh. Các tế bào từ bờ máng di cư sang 2 bênvà tách rời cái máng tạo ra 2 dải tế bào gọi là mào thần kinh (H.1 A,B). Hai bờ củamáng thần kinh tiến lại gần nhau và sát nhập với nhau ở đường giữa, máng thầnkinh khép lại tạo thành ống thần kinh (H.1C,D). Phôi phát triển trong giai đoạn cóống thần kinh gọi là giai đoạn phôi thần kinh. Sự khép lại của máng thần kinh tạo thành ống thần kinh bắt đầu từ vùngtương ứng với vùng cổ tương lai, ở ngang mức đôi khúc nguyên thủy thứ 4 và lantheo cả 2 hướng đầu và đuôi phôi. Ở phía đầu và đuôi phôi, trong một thời gian ngắn, sự khép lại của mángthần kinh chưa tạo ra ống thần kinh, vẫn còn để sót lại 2 lỗ thông với khoang ốigọi là lỗ thần kinh trước ở phía đầu phôi và lỗ thần kinh sau ở phía đuôi phôi. Lỗthần kinh trước sẽ bịt kín vào ngày thứ 25, lỗ thần kinh sau bịt muộn hơn, vàongày thứ 27 (H. 2). - Do tấm thần kinh rộng ở phía đầu, hẹp ở phía đuôi n ên khi máng thầnkinh khép lại, ở phía đuôi có một ống hình trụ được tạo ra gọi là ống tủy, nguồngốc của tủy sống và ở phía đầu phôi, những túi não được hình thành. Lúc đầu có 3túi não theo hướng đầu đuôi gồm: não trước, não giữa, não sau. Về sau, não trướcvà não sau phân đôi tạo thành 5 túi não: não đỉnh, não trung gian, não giữa, nãodưới, não cuối. Các túi não sẽ tạo ra bộ não. - Vào khoảng thời gian ống thần kinh khép lại, sàn não trước lồi sang 2 bêntạo thành 2 cái túi gọi là túi thị giác, là nguồn gốc của võng mạc. Ở vùng đầu phôi,mỗi bên của ống thần kinh có 3 nơi ngoại bì dày lên tạo thành những tấm biểu môngoại bì: tấm khứu giác về sau tạo ra biểu mô khứu giác, tấm thị giác sau tạo thànhnhân mắt và tấm thính giác sau tạo ra tai trong. - Khi ống thần kinh khép lại và tách rời ngoại bì da, ngăn cách với ngoại bìda bởi trung mô, các mào thần kinh tạm thời sát nhập với nhau ở đường giữa. Vềsau chúng tách nhau ra, mỗi mào thần kinh nằm ở một bên ống thần kinh (H. 1C,D). Mào thần kinh là nguồn gốc của hạch thần kinh não tủy và thực vật, của cácphó hạch và tuyến thượng thận... Tóm lại: ngoại bì là nguồn gốc của: - Toàn bộ hệ thần kinh. - Biểu mô cảm giác của các giác quan. - Tuyến thượng thận tủy, phần thần kinh của tuyến yên. - Biểu bì da và các bộ phận phụ của da. - Men răng - Biểu mô phủ các đoạn tận cùng của ống tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. - Biểu mô phủ đoạn trước khoang miệng, khoang mũi, các xoang, cáctuyến phụ thuộc vào biểu mô ấy.II. BIỆT HÓA CỦA TRUNG BÌ Lúc mới đầu, các tế bào của trung bì phôi tạo thành một lớp môthưa mỏng, nằm ở 2 bên của đường dọc giữa và xen giữa ngoại bì và nội bì. Vàongày thứ 17, một số tế bào trung bì nằm sát đường giữa tăng sinh tạo thành mộtkhối mô dày đặc gọi là trung bì cận trục. Ở 2 bên, gần bờ đĩa phôi, trung bì cònmỏng tạo thành trung bì bên, nằm xen giữa trung bì cận trục và trung bì bên làtrung bì trung gian. (H. 3)1. Trung bì cận trục Cuối tuần thứ 3, trung bì cận trục nằm ở mỗi bên của ống thần kinh phânthành nhữngđốt cấu tạo bởi những tế bào biểu mô. Mỗi đốt ấy là một khúc nguyên thủy. Ðôikhúc nguyên thủy thứ nhất xuất hiện ở vùng đầu phôi vào ngày thứ 20. Từ đó, mỗi ngày có2 - 3 đôi khúc nguyên thủy được phân lập theo hướng đầu - đuôi phôi. Cuối tuầnthứ 5, có 42 ...

Tài liệu được xem nhiều: