Danh mục

Sự cần thiết của việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào dạy-học tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.05 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên sự cần thiết của việc lồng ghép yếu tố văn hóa vào nội dung giảng dạy các học phần tiếng Anh khi xây dựng nội dung chương trình và phát triển tư liệu dạy học cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức nhằm giúp người học nhận thức được những tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự cần thiết của việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào dạy-học tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng ĐứcTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA VÀO DẠY-HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Nguyễn Thị Hồng1 TÓM TẮT Bài báo nêu lên sự cần thiết của việc lồng ghép yếu tố văn hóa vào nội dunggiảng dạy các học phần tiếng Anh khi xây dựng nội dung chương trình và phát triển tưliệu dạy học cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức nhằm giúp người họcnhận thức được những tương đồng và khác biệt giữa văn hoá Việt Nam và một số nướcnói tiếng Anh. Bài báo cũng đề cập đến việc giáo viên giảng dạy cần tạo ra nhiều hoạtđộng ngôn ngữ chứa đựng yếu tố văn hóa giúp người học dễ thẩm thấu nét văn hóa củađất nước mà họ đang học tiếng để việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn, cởi mở hơn và sựhợp tác có thể được mở rộng hơn. Ngoài ra bài báo còn khẳng định việc lồng ghép yếutố văn hóa trong nội dung giảng dạy tiếng Anh cũng như một số phương pháp thực hiệnviệc lồng ghép sẽ giúp người học vượt qua rào cản về văn hóa, sử dụng đúng ngôn ngữtiếng Anh trong ngữ cảnh văn hóa nhất định và tránh được những cú sốc về văn hóa. Từ khóa: Yếu tố văn hóa, giảng dạy tiếng Anh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần đây, nhu cầu học ngoại ngữ nói chung và giao tiếp vớingười nước ngoài bằng tiếng Anh nói riêng đang ngày càng gia tăng. Khi xu hướng giaotiếp và hội nhập quốc tế ngày càng trở nên bức thiết thì kỹ năng giao tiếp càng được chútrọng. Quan niệm cho rằng dạy ngoại ngữ chỉ đơn thuần là cung cấp cho người học mộtvốn từ vựng hay một vốn ngữ pháp đủ để diễn đạt ý nghĩ của mình đã trở nên hạn hẹp.Mục tiêu dạy học ngoại ngữ ngày nay là hướng đến rèn luyện năng lực giao tiếp mộtcách hiệu quả. Tuy nhiên, học ngoại ngữ mà không hiểu và nắm được văn hóa bản ngữthì khó có thể hiểu vấn đề sâu sắc để giao tiếp thành công với người bản ngữ. Để bắt kịpvới sự phát triển của việc giảng dạy tiếng Anh trên thế giới, đồng thời nhằm giúp ngườihọc vượt qua rào cản về văn hóa, bên cạnh các học phần Giao thoa văn hoá, Văn hóa cácnước nói tiếng Anh trong chương trình đào tạo sinh viên hệ đại học và cao đẳng sư phạmtiếng Anh tại trường Đại học Hồng Đức, việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào dạy –học các kỹ năng tiếng Anh là cần thiết. Thông qua các môn học và các hoạt động này,1 ThS. Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hồng Đức98 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012giáo viên sẽ giúp người học phần nào nhận thức được những tương đồng và khác biệtgiữa văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh (đặc biệt là ba nước Anh, Úc,Mỹ). Hơn nữa, việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào dạy - học tiếng Anh sẽ không thểcó hiệu quả nếu thiếu việc lựa chọn những phương pháp phù hợp khi thực hiện. Vì vậycả hai yếu tố này đều phải được đề cập và xem xét. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA VĂNMINH VÀO NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH 2.1. Khái niệm về văn hóa Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta. Từxa xưa đã có rất nhiều nhà xã hội học, ngôn ngữ học quan tâm đến đề tài văn hóa. Vănhóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học,dân gian học, xã hội học....và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu,. định nghĩa về văn hóacũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa và cách tiếp cận khác nhau nhiều đến nỗingay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng đa dạng. Ngay từ những năm 60của thế kỷ XX, AL.Kroeber và C.Kluckhohn, khi phân tích văn hóa, đã đưa ra hơn 200định nghĩa về văn hóa. Năm 2002, UNESCO định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đếnnhư là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm củamột xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệthuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.Emmitt và Pollock (1990: 39) nhận định văn hóa là “những ý tưởng, phong tục tập quán,kỹ năng, nghệ thuật và mọi công cụ đều phản ánh đặc điểm, tính cách của một nhómngười trong một giai đoạn nhất định”. Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngônngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB.Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, quan niệm: “Văn hóa là những giá trị vật chất,tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóaViệt Nam”, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ cácgiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt độngthực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất ...

Tài liệu được xem nhiều: