Danh mục

Sự chấp nhận của cộng đồng đối với dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.48 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính nhằm đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe (SK) tiền hôn nhân tại một số tỉnh/thành phố để cung cấp bằng chứng, đề xuất ban hành quy định pháp lý khả thi phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) đối với dịch vụ tư vấn, khám SK tiền hôn nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chấp nhận của cộng đồng đối với dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhânTĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ TRONG TÌNH HÌNH MỚI SỰ CHẤP NHẬN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TƯ VẤN, KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN Ths. Nguyễn Văn Hùng17Tóm tắt Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp địnhlượng kết hợp định tính nhằm đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với dịch vụ tư vấn vàkhám sức khỏe (SK) tiền hôn nhân tại một số tỉnh/thành phố để cung cấp bằng chứng, đề xuấtban hành quy định pháp lý khả thi phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tăng cường khả năngtiếp cận của vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) đối với dịch vụ tư vấn, khám SK tiền hôn nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số VTN/TN và người dân trong cộng đồng đã nhận thứcđược tầm quan trọng của tư vấn và khám SK tiền hôn nhân. Tuy nhiên, hầu hết những ngườidân trong cộng đồng, trong đó có VTN/TN đều chưa biết thông tin chi tiết về gói dịch vụ, địachỉ cung cấp cũng như giá dịch vụ khám SK tiền hôn nhân. Hiện chưa có sự đồng thuận caocủa cộng đồng đối với dịch vụ tư vấn và khám SK tiền hôn nhân. Người dân sống ở vùng sâu,vùng xa, đồng bào dân tộc chưa ủng hộ việc VTN/TN trước khi kết hôn phải đi khám sức khỏe,ngược lại một số gia đình sống ở các đô thị, thành phố lớn lại có sự đồng thuận cao hơn vớichương trình này… Từ khóa: sự chấp nhận, dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhânĐặt vấn đề Tư vấn, khám SK tiền hôn nhân mang lại lợi ích lớn không chỉ về SK sinh sản (SS) mà còncả thể chất, tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai. Từ năm 2003mô hình tư vấn, khám SK tiền hôn nhân bước đầu được triển khai thí điểm ở nước ta. Mụcđích của mô hình này là thông qua việc tư vấn, khám SK tiền hôn nhân nhằm giúp tầm soát,phát hiện, can thiệp sớm các bệnh lây truyền, di truyền của nam và nữ trước khi kết hôn giúpgiảm tỷ lệ vô sinh, phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm tỷ lệ tàntật, khuyết tật, thiểu năng trí tuệ của trẻ em nhằm cải thiện chất lượng giống nòi, góp phầnnâng cao chất lượng dân số. Đến năm 2013, mô hình đã được triển khai rộng khắp trong 6317 Phó trưởng khoa Dân số và Phát triển- Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 46 Sè 21/2017tỉnh/thành phố. Với địa bàn triển khai ngày càng được mở rộng, kết quả can thiệp có nhiềuthay đổi qua các năm, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, thái độ và hành vi của cácnhóm đối tượng đích. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động tư vấn, khám SK tiền hôn nhântại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Về phía người sử dụng dịch vụ hiện đang có mộtsố rào cản về định kiến xã hội, tập quán văn hóa, trình độ dân trí.... Do vậy ở nhiều nơi, hoạtđộng này chưa nhận được sự hưởng ứng từ các nhóm VTN/TN và sự đồng thuận của cộngđồng. Hiện các hoạt động truyền thông tư vấn tại cộng đồng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu như chưacó trường hợp nào đi khám lâm sàng và điều trị bệnh sau khi khám. Về phía các cơ sở cungcấp dịch vụ hiện cũng chưa có những quy định cụ thể về đơn vị nào được cung cấp dịch vụ tưvấn, dịch vụ khám SK tiền hôn nhân, danh mục dịch vụ thiết yếu cần cung cấp chiếm bao nhiêu% so với quy định... Do vậy, các cơ sở cung cấp dịch vụ, các cơ quan quản lý rất khó khăn đểxác định đâu là nhóm VTN/TN đi khám SK tiền hôn nhân, đâu là nhóm VTN/TN đi khám SKthông thường. Về tính pháp lý: Tại Điều 23, Chương III của Pháp lệnh Dân số Việt Nam năm2003 nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trướckhi đăng ký kết hôn…”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Dân số (trình Quốchội vào năm 2017), hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều trong đề xuất về quy định pháp lý đốivới vấn đề này. Cung cấp bằng chứng, đề xuất ban hành quy định pháp lý khả thi phù hợp với điều kiệnthực tiễn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của VTN/TN đối với dịch vụ tư vấn, khám SKtiền hôn nhân, năm 2014, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tiến hành nghiên cứu “Đánhgiá nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại một sốtỉnh/thành phố” tại 5 tỉnh/thành phố (Điện Biên, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Cần Thơ). Bài báo này trình bày một phần kết quả của nghiên cứu trên về sự chấp nhận của cộng đồngđối với dịch vụ TV, khám SK tiền hôn nhân tại một số tỉnh/thành phố.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP khỏe Trung ương, Chi cục DS-KHHGĐNGHIÊN CỨU tỉnh/thành phố; Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh/thành phố; Lãnh đạo BV công Nghiên cứu được tiến hành theo phương lập tuyến tỉnh/thành phố; Lãnh đạo Trungpháp nghiên cứu mô tả cắt ngan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: