Danh mục

Sự chật chội của tinh thần và xuởng vẽ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.37 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai hoạ sĩ trẻ thuê phòng triển lãm của Bộ Thông tin-Văn hoá. Kể từ khi tốt nghiệp Đại học mỹ thuật Hà Nội, đó là lần đầu tiên họ sẽ trình làng đúng như họ mong muốn, và không phải chỉ trong phạm vi nhà trường. Ấy là một địa điểm được nhiều người thích, địa điểm lý tưởng nhất Hà Nội, ngay trung tâm, mọi người đều biết, mà cũng là nơi duy nhất thích hợp cho những vật triển lãm có kích thước lớn. Lại do một người quen phụ trách, anh này cũng là nghệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chật chội của tinh thần và xuởng vẽ Sự chật chội của tinh thần và xuởng vẽ* Birgit Hussfeld Hai hoạ sĩ trẻ thuê phòng triển lãm của Bộ Thông tin-Văn hoá. Kể từ khi tốt nghiệp Đại học mỹ thuật Hà Nội, đó là lần đầu tiên họ sẽ trình làng đúng như họ mong muốn, và không phải chỉ trong phạm vi nhà trường. Ấy là một địa điểm được nhiều người thích, địa điểm lý tưởng nhất Hà Nội, ngay trung tâm, mọi người đều biết, mà cũng là nơi duy nhất thích hợp cho những vật triển lãm có kích thước lớn. Lại do một người quen phụ trách, anh này cũng là nghệ sĩ, tương đối cởi mở. Mọi chuyện tưởng đã đâu vào đấy. Thế mà triển lãm vẫn không thành. Thời điểm tiến hành trùng với ngày Quốc Khánh mùng Hai tháng Chín. Người phụ trách có phần bối rối. Anh ta đã đồng ý, vì chẳng có lý do gì mà không đồng ý. Bây giờ anh ta phải tìm cách dùng quan hệ của mình trong Bộ để dàn xếp. Nhưng đành chịu. Cá nhân hai họa sĩ kia thì không có vấn đề gì. Họ còn rất trẻ nhưng đã có chút tên tuổi ở nước ngoài. Tranh của họ, Bộ không lấy gì làm thích, đẹp thì ít mà bạo liệt thì hơi nhiều. Gặp lúc khác thì cũng chẳng sao, miễn là trả đủ tiền thuê phòng và không dính dáng gì đến chính trị. Cái khó là ở chỗ: quan hệ của địa điểm này với ngày Quốc Khánh. Năm ngoái, cũng ở đó, có triển lãm của một hoạ sĩ khác, sắp đặt không gian, quy mô lớn, kèm theo một performance của hai người bạn, điều trước đó chưa từng có ở Hà Nội. Họ khai thác chính cái không gian của địa điểm này, biến nó thành bộ phận của nghệ thuật, và mở ra cho một số người những viễn cảnh mới. Cái kiến trúc rộng rãi ở đó cho phép trưng bày kích thuớc lớn, hoành tráng, không nơi nào khác trong thành phố được như vậy. Mấy chục năm trước nó được xây lên để phục vụ chính mục đích ấy, bây giờ chỉ cần thay thế bằng những nội dung khác. Việc các nghệ sĩ được phép thuê làm chỗ triển lãm khiến nó có vẻ như một địa điểm trung lập, một thứ White Cube. Nhưng không phải. Nó vẫn gắn liền với lịch sử ra đời của nó. Sau khi chế độ thực dân Pháp bị hoàn toàn lật đổ vào giữa những năm 50, Bộ Thông tin-Văn hoá xây ngôi nhà này làm chỗ triển lãm. Mọi triển lãm của các nuớc bạn xã hội chủ nghĩa đều tập kết ở đó. Những nghệ sĩ danh giá nhất của guồng máy nghệ thuật Việt Nam cũng lấy đó làm chỗ xuất hiện. Luôn luôn với danh nghĩa quốc gia. Thời chiến tranh thì Ban tuyên huấn trung ương bày áp phích Bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3000, sau này thì thành chỗ trưng bày các cuộc vận động sáng tác về những chủ đề như sinh nhật Bác, kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, đoàn kết với các dân tộc thiểu số…Gần đây các đợt vận động sáng tác như vậy ngày càng thưa dần, có chăng thì nhân những chiến dịch toàn dân chống tiêu cực, từ 1996 thường là chống tệ nạn mãi dâm, hút xách và cờ bạc. Sáu tháng sau, lịch thuê phòng triển lãm ở đó lại còn trống, nhưng hai chàng họa sĩ kia đã hết hứng. Họ nhận lời mời ra nuớc ngoài triển lãm. * Một nghệ sĩ khác, vài năm trước, cũng Hà Nội, nhưng ở một địa điểm khác. Nơi này không có một lịch sử to tát. Là gallery thương mại, bà chủ chịu trách nhiệm với Bộ Thông tin-Văn hoá về các nội dung triển lãm. Không gian: một toà vi la cổ, phục chế theo đúng phong cách Pháp để gợi hơi hướm thời thuộc Pháp đầu thế kỷ, tất nhiên là bằng con mắt hoài cổ của những cựu thực dân thuở ấy. Triển lãm ở đây bám vào quan niệm về Việt Nam của giới ngoại giao và doanh nhân nước ngoài, đứng đầu là Pháp, và kinh phí xây dựng cũng do sứ quán Pháp giúp vào. Họ muốn mình là địa điểm hàng đầu của mỹ thuật Việt Nam đương đại. Là địa chỉ quan trọng nhất cho bất kỳ ai quan tâm đến nghệ thuật của đất nuớc này, bà chủ không giấu tham vọng độc tôn trong việc viết nên lịch sử mỹ thuật, chẳng khác gì cung cách của Bộ. Phụ tá cho bà là một nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật người Pháp, tiếng là cố vấn, nhưng bên trong thực ra nắm toàn bộ các đầu mối kinh doanh. Người hoạ sĩ sẽ triển lãm tại đó đang là hiện tượng nóng hổi, thô, hoang dã, thậm chí trái với dòng chủ lưu, tức rất gây tranh cãi. Bảng màu của anh chỉ giới hạn vào ba màu: đen, trắng, đỏ. Không lãng-mạn- Indochine, không kế thừa truyền thống hội họa Pháp như trào lưu rộ lên cuối những năm 80 ngay khi Đổi Mới vừa bắt đầu, để tưởng nhớ những hoạ sĩ từng bị chỉ trích dưới thời sung mãn của chủ nghĩa xã hội. Bây giờ tác phẩm của họ lại được nâng lên hàng nghệ thuật Việt Nam đích thực. Anh không có gì giống thế, nhưng anh đang là hiện tượng quan trọng trong giới mỹ thuật, vì dám theo những ngả đường hoàn toàn khác lạ. Vậy họ sẽ để anh triển lãm, chung với một nghệ sĩ Mỹ hiện có mặt tại Việt Nam. Cả bà chủ lẫn ông cố vấn đều không thích tranh của anh. Nhưng họ thấy chúng có vẻ gì đó khá là Mỹ, gợi liên tưởng tới trường phái vẽ bằng graffiti, hay gần gũi với Keith Haring, đi chung với ông khách Mỹ có lẽ hợp. Nhưng triển lãm này cũng không diễn ra như dự định. Vài tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc, công an tuyên bố đóng cửa, không giải thích gì hết. Vấn đề không phải là anh bạn Mỹ. Tranh anh ta chỉ đuổi theo lý tưởng về một Việt Nam hoang sơ tiền tư bản nào đó, là thứ có lẽ chỉ có nổi trong đầu những người Mỹ mang đầy mặc cảm tội lỗi. Để tránh tai tiếng, nhất là với đám quan khách, trong đó có cả giới báo chí quốc tế, bà chủ phải giở hết mọi quan hệ với Bộ Thông tin-Văn hoá để dàn xếp, sao cho khách mời khỏi đứng trước những bức tường trống trơn. Tranh của anh bạn Mỹ thì được bày hết. Chàng họa sĩ Việt chỉ được bày 5 bức, 18 bức khác phải hạ xuống, thay vào đó là mẩu giấy đề dòng chữ: Excusez-moi. Xin lỗi. Bà chủ bị cảnh cáo rằng, chính quyền muốn đóng cửa cái gallery này lúc nào chẳng được. Cuối cùng thì bà trả một khoản tiền phạt, còn chàng họa sĩ chỉ bị thẩm vấn và yêu cầu giải thích từng chi tiết trong các bức tranh của anh, đặc biệt là phải cho biết màu đỏ được dùng trong từng trường hợp mang ý nghĩa gì. Từ đó chẳng phòng tranh nào, bất kể tư nhân hay nhà nước, muốn cho anh triển lãm. Mọi dấu vết của anh bị xoá bằng hết. Kỷ niệm trường đại học mỹ thuật, tác phẩm của anh phải sơ tán, t ...

Tài liệu được xem nhiều: