Danh mục

Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" khái quát hai quan điểm lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử và sự chuyển đổi quan điểm; ba dòng logic lịch sử chính của chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là hiện thực trực tiếp của quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung QuốcTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ LOGIC LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC Guo Zhong Yi Trường Đại học Công nghệ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Tác giả liên hệ: Guo Zhong Yi, email: 15904022158@126.com Tóm tắt: Chủ nghĩa duy vật lịch sử là “khoa học thực chứng” của “bản thân lịch sử”. Trong các tác phẩm kinh điển coi đấu tranh giai cấp và phương thức sản xuất (bao gồm cả phương thức trao đổi) là hai nguồn gốc, nguyên nhân chính thúc đẩy thay đổi lịch sử, tạo thành nguồn gốc của quan điểm cách mạng và quan điểm phát triển. Chủ nghĩa duy vật có 3 logic lớn, miêu tả quy luật lịch sử là sự tiến hóa của chế độ chính trị, sự thay đổi của phương thức sản xuất và sự phát triển của con người. Trong đó, quan điểm cách mạng chú trọng về sự tiến hóa của chế độ chính trị - xã hội; quan điểm phát triển chú trọng về sự phát triển của con người và sự thay đổi của phương thức sản xuất. Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nằm trong sự chuyển biến quan điểm trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội; kỳ tích của kinh tế Trung Quốc được tạo nên bởi hiện thực trực tiếp của quan điểm phát triển duy vật lịch sử. Sự phát triển của con người và sự thay đổi của phương thức sản xuất là chủ đề logic kép của lịch sử chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Từ khóa: chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm cách mạng; quan điểm phát triển; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; logic lịch sử.1. MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới có một quan điểm tương đối phổ biến, cho rằng chủnghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Căn cứ chủ yếulà Trung Quốc thực hiện chế độ kinh tế thị trường. Trên thực tế, đây là một lýluận sai lầm. Bởi vì, chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ luôn tồn tại trong sựhình thành lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mà chủ nghĩa xã hộiđặc sắc Trung Quốc cũng mở rộng một cách sáng tạo logic lịch sử của chủ nghĩaduy vật lịch sử. 738 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”2. NỘI DUNG2.1. Hai quan điểm lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử và sự chuyển đổi quan điểm Chủ nghĩa duy vật lịch sử là học thuyết thể hiện rõ nhất bản chất của triết họcMác. Trong bối cảnh triết học của C.Mác và Ph.Ănghen, ý nghĩa của hai khái niệmduy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch sử về cơ bản là giống nhau. Trong “Hệ tưtưởng Đức” – tác phẩm nổi tiếng, nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định:“Chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất, khoa học lịch sử (马克思 [C.Mác]& 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 66). Đó chính là khoa học thực sự, thực chứng,sự miêu tả hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn của sự phát triển củacon người(马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 73). Nó “giải thích sựvật dựa vào bản chất thực tế của sự vật và cách thức sự vật được sản xuất (马克思[C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a,76). Giữ vững quan điểm: “Trong từngtrường hợp riêng biệt một, sự quan sát theo kinh nghiệm phải v ạch rõ, căn cứvào kinh nghiệm và không hề thần bí hoá, không hề tư biện, mối liên hệ giữacơ cấu xã hội và chính trị với sự sản xuất (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 52); cùng với sự hình thành của chủ nghĩa duy vật lịch sử,“Hiện thực mà được mô tả thì triết học độc lập sẽ mất môi trường tồn tại.Cùng lắm thì người ta cũng chỉ có thể thay thế nó bằng sự tổng hợp nhữngkết quả chung nhất mà người ta có thể trừu tượng hoá từ việc quan sát sự pháttriển lịch sử của con người. Những sự trừu tượng này, tách rời khỏi lịch sửhiện thực thì tự bản thân chúng hoàn toàn chẳng có giá trị gì hết (马克思[C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 526). Nếu như nói, phân tích cấu trúc chínhtrị xã hội và các hiện tượng tinh thần, phân tích hiện thực xã hội và xu hướng pháttriển của lịch sử từ hiện thực kinh tế và quan hệ kinh tế là ý nghĩa cơ bản của chủnghĩa duy vật lịch sử, vậy thì, bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là lýluận phát triển xã hội lấy phát triển kinh tế làm cơ sở trong tầm nhìn văn minh lịchsử thế giới. Như vậy, động lực lịch sử quan trọng nhất để thúc đẩy lịch sử phát triển là gì?Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, thứ nhất là phương thức sản xuất bao gồm cảphương thức trao đổi. Thứ hai, là do những cuộc đấu tranh giai cấp được quyết địnhbởi phương thức sản xuất và phương thức trao đổi này. 739TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ nhất, trong “Hệ tư tưởng Đức” tác phẩm đánh dấu sự hình thành của chủnghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ: “một tổng số nhất định những lực lượng sảnxuất, một quan hệ - được tạo ra trong quá trình lịch sử - của những cá nhânvới tự nhiên và với những người khác, quan hệ mà mỗi thế hệ nhận được củanhững tiền bối của mình, một khối lớn những lực lượng sản xuất, những tưbản và những điều kiện… Tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bảnvà những hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệthấy hiện có, là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết học hình dung là thựcthể, là bản chất con người) (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 92-93). Thứ hai, Ph.Ăngghen nhiều lần chỉ ra rằng tư tưởng căn bản của “Tuyên ngôncủa Đảng cộng sản” là: “Nền sản xuất kinh tế của mỗi thời đại lịch sử và cơ cấu xãhội tất yếu sinh ra từ đó chính là nền tảng lịch sử chính trị và tinh thần của thời đạiđó” (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 252 ). Đồng thời, ông cũng chỉra tiếp rằng, “ (từ sau khi chế độ sở hữu đất công xã nguyên thủy tan rã), toàn bộlịch sử đều là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp” (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 252). Điều này đã chứng minh cho t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: