Danh mục

Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Chu Lai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được các nhà nghiên cứu – phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Chu LaiNguyễn Đức HạnhTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ81(05): 3 - 8SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰCVÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAINguyễn Đức Hạnh*Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTrong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn học nổi bật từthập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gianqua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được các nhà nghiên cứu – phê bình văn học quan tâmnghiên cứu và đánh giá cao. Có thể chia hành trình sáng tác của Chu Lai thành hai chặng đườngtrước và sau năm 1987. Và từ đó chúng ta nhận thấy quá trình chuyển đổi thi pháp tiểu thuyết củanhà văn này. Quá trình chuyển đổi ấy bắt nguồn từ sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiệnthực và con người của nhà văn.Từ khoá: Quan niệm nghệ thuật, sử thi, phi sử thi, hiện thực, con ngườiTrong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểuthuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn họcnổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay.Hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai ra đời dồndập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêumến tìm đọc, được các nhà nghiên cứu – phêbình văn học quan tâm nghiên cứu và đánhgiá cao. Có thể chia hành trình sáng tác củaChu Lai thành hai chặng đường trước và saunăm 1987. Và từ đó chúng ta nhận thấy quátrình chuyển đổi thi pháp tiểu thuyết của nhàvăn này. Quá trình chuyển đổi ấy bắt nguồntừ sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật vềhiện thực và con người của nhà văn.*SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆTHUẬT VỀ HIỆN THỰC TRONG TIỂUTHUYẾT CHU LAISự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật vềhiện thực trong tiểu thuyết Chu LaiThế giới phân tuyến - đối lập “địch - ta” trongtiểu thuyết sử thi chuyển sang thế giới phântuyến - đối lập giữa các nhóm người và trongmỗi con người trong tiểu thuyết phi sử thi.Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trongtiểu thuyết sử thi của Chu LaiỞ chặng đường sáng tác thứ nhất, các tiểuthuyết của Chu Lai, dù độ đậm nhạt có khácnhau ít nhiều đều xây dựng mô hình thế giớitheo nguyên tắc phân tuyến – đối lập “địch –ta” của loại hình tiểu thuyết sử thi.*Tel: 0913394322Trong hàng loạt tiểu thuyết sử thi hiện đạiViệt Nam xuất hiện trước 1975 như: Dấuchân người lính (Nguyễn Minh Châu), Vùngtrời (Hữu Mai), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡbờ (Nguyễn Đình Thi), Bão biển (Chu Văn),mô hình thế giới phân tuyến - đối lập “địch ta” đã được xác lập rõ ràng. Các tiểu thuyếtNắng đồng bằng, Út teng, Đêm trước thánghai, Gió không thổi từ biển của Chu Lai cũngxây dựng mô hình thế giới nghệ thuật theonguyên tắc ấy. Trong tiểu thuyết Nắng đồngbằng của Chu Lai, chúng ta bắt gặp một bứctranh hiện thực với hai mảng Tối - Sáng đanggiao tranh dữ dội. Bên địch là những đồn bốt,ấp chiến lược ngột ngạt, tăm tối và thác loạn.Trong đó, các nhân vật phản diện xuất hiệnnhư: - quận trưởng Xầm đen đúa, cố vấn Mĩ,sĩ quan và binh lính ngụy…Tất cả đều đượcxây dựng theo nguyên tắc “biếm họa” để trởthành những con người - quỷ xấu xa. Đâycũng chính là nguyên tắc nghệ thuật rất phổbiến trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 1975, một nguyên tắc được sử dụng để xâydựng các hình tượng nhân vật phản diện. Cácnhân vật thằng Xăm (Hòn Đất của Anh Đức),Ba Phổ (Gia đình má Bẩy của Phan Tứ), Barăng vàng (Rừng U Minh của Trần HiếnMinh)…là những minh chứng cho nguyên tắcnghệ thuật ấy. Tương phản với mảng hiệnthực đen tối kia là mảng hiện thực bi hùngđang ngày một rực sáng chủ nghĩa anh hùngcách mạng và niềm tin chiến thắng. Đó là căncứ của trung đội Đặc công vùng ven Sài Gòn,3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnNguyễn Đức HạnhTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆlà những cánh rừng Trường Sơn bất khuất: ởđó, những người anh hùng mang vẻ đẹp lítưởng xuất hiện: - Linh, Năm Thúy, Sáu Hòa,Út Cò Ngẳng…Nhưng ngay trong mô hình thế giới nghệthuật phân tuyến - đối lập đậm chất sử thi nàyđã xuất hiện những dấu hiệu của chất tiểuthuyết đích thực. Những dấu hiệu mới hé lộnày sẽ trở thành phổ biến trong các sáng tác ởchặng đường sau của Chu Lai: đó là sự khốcliệt của chiến tranh với những cái chết nhuốmmầu bi thảm: Cái chết của Tùng, Ma NgọcLang, hành động tự sát của Toàn, cảnh xử tửút Hạnh…Đó là sự oan ức của Linh từ bệnhquan liêu và duy ý chí của một số cán bộ lãnhđạo cấp trên…Tất cả những tín hiệu này mớithấp thoáng xuất hiện như khúc dạo đầu báohiệu những cao trào sẽ bùng nổ sau đó.Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trongtiểu thuyết phi sử thi của Chu Lai.Khảo sát các tiểu thuyết xuất hiện ở chặngđường sáng tác thứ hai của Chu Lai, chúng tôithấy nguyên tắc phân tuyến - đối lập vẫn đượcsử dụng nhưng không dừng lại ở sự phân chiađịch - ta một cách cơ giới và hình thức. Kháiniệm địch và ta cũng không còn ổn định vàbất biến như trước. Sự phân tuyến - đối lậpxuất hiện giữa các nhóm người (ở bên địchcũng như bên ta) và trong mỗi con người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: