Danh mục

Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết 'bát sa lát hoa quả' và một số kĩ năng giáo dục hiệu quả cho trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá nhân tại Úc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.44 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu phương pháp tiếp cận tự kỉ giống như "bát sa lát hoa quả" và đưa ra 6 kĩ năng làm việc với trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá nhân dựa vào học thuyết “hệ thần kinh đa dạng”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết “bát sa lát hoa quả” và một số kĩ năng giáo dục hiệu quả cho trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá nhân tại ÚcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0231Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 116-124This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ ĐA DẠNG CỦA TRẺ TỰ KỈ THEO HỌC THUYẾT “BÁT SA LÁT HOA QUẢ” VÀ MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÁO DỤC HIỆU QUẢ CHO TRẺ TỰ KỈ THEO PHƯƠNG PHÁP ƯU TIÊN CÁ NHÂN TẠI ÚC Trần Thị Bích Ngọc Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tôn trọng sự đa dạng và ưu tiên cá nhân là một xu hướng tiếp cận hiện đại hướng tới việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỉ. Mô hình ví hội chứng tự kỉ như “Bát sa lát hoa quả” hay học thuyết “Hệ thần kinh đa dạng” là những phương pháp tiếp cận mới phù hợp với xu hướng trên đây. Bài viết này giới thiệu phương pháp tiếp cận tự kỉ giống như bát sa lát hoa quả và đưa ra 6 kĩ năng làm việc với trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá nhân dựa vào học thuyết “hệ thần kinh đa dạng”. Hi vọng rằng mô hình cùng sáu kĩ năng này sẽ giúp cho các nhà quản lí, các nhà giáo dục, gia đình và cộng đồng xây dựng một tầm nhìn và thực hiện công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ một cách có hiệu quả nhất. Từ khóa: Trẻ tự kỉ, sự đa dạng của học sinh, ưu tiên cá nhân, hệ thần kinh đa dạng, phong trào quyền của người tự kỉ.1. Mở đầu Tự kỉ hiểu theo góc độ là cá nhân đó có ảnh hưởng khi liên hệ với môi trường và tương tácvới những người khác. Cụ thể hơn, những người tự kỉ bị hạn chế giao tiếp và tương tác xã hội; cónhiều hành vi, sở thích hoặc hoạt động rập khuôn và lặp lại. Mục tiêu của Khóa học trực tuyếnmở về Tự kỉ (Autism Massive Open Online Course) của trường Đại học Công nghệ Swinburne(Swinburne University of Technology) - Úc là nhằm mở rộng tầm hiểu biết về tự kỉ cho những họcviên tham gia, bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các kiến thức của cộng đồng và sự kếtnối giữa các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên (GV) làm việc với trẻ tự kỉ, các nhân viên côngtác xã hội, cha mẹ học sinh (CMHS). . . . Khóa học này đã cung cấp cho người học rất nhiều vấnđề về người tự kỉ. Trong số đó, Donna Williams - tác giả, chuyên gia tự kỉ, chuyên gia tư vấn, nhàbiên kịch, nhạc sĩ - một chuyên gia tham gia giảng dạy khóa học đã đưa ra phương pháp tiếp cậnba chiều (3D) về tự kỉ đó là “bát sa lát hoa quả tự kỉ” [9]. Thêm vào đó, khóa học cũng cung cấp6 kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá nhân (person-first approach)từ phong trào Quyền của người tự kỉ (the autism right movement) tại Úc và dựa trên học thuyết“Hệ thần kinh đa dạng” (neurodiversity) đang bùng nổ trên thế giới. Học thuyết này đưa ra việcxem xét một người mắc hội chứng tự kỉ tức là họ có những cấu tạo về mặt gen và nơ ron thần kinhNgày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 27/9/2015.Tác giả liên lạc: Trần Thị Bích Ngọc, địa chỉ e-mail: Ngoctransta@gmail.com116 Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết “Bát sa lát hoa quả” và một số kĩ năng giáo dục...đa dạng [2]. Phong trào Quyền của người khuyết tật kêu gọi mọi người không nên ép buộc ngườitự kỉ thực hiện mọi việc theo tiến trình giống chúng ta mà hãy để họ được thoải mái tiếp cận cuộcđời theo con đường riêng bởi lẽ họ cũng là những con người, có quyền và muốn được sống, tồn tạivà yêu thương [6]. Dựa trên các thông tin được cung cấp trong Khóa học trực tuyến của Đại học Công nghệSwinburne - Úc, bài viết này giới thiệu khái quát về phương pháp tiếp cận “bát sa lát hoa quả” vềtự kỉ nhằm mục đích cung cấp cho người đọc cái nhìn mới hơn và hướng đến nhìn nhận sự đa dạngcủa những người tự kỉ đặc biệt là trẻ tự kỉ. Đồng thời bài viết sẽ cung cấp thông tin về sáu kĩ năngtrong phương pháp ưu tiên cá nhân theo phong trào quyền của người tự kỉ dựa trên học thuyết “Hệthần kinh đa dạng”, và ứng dụng các kĩ năng nhằm giải thích cho một số các hành vi không mongđợi. Hi vọng rằng với những thông tin đúc rút lại từ khóa học, những nhà quản lí giáo dục, GV,CMHS, nhân viên CTXH, cộng đồng sẽ có cái nhìn rộng mở hơn về người tự kỉ, chấp nhận quanđiểm về sự đa dạng của trẻ tự kỉ để sau đó tìm ra những phương pháp phù hợp và hiệu quả hơntrong việc chăm sóc, giao tiếp và giáo dục trẻ tự kỉ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp tiếp cận sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo mô hình Bát sa lát hoa quả Donna Williams trong rất nhiều những tác phẩm của mình (như Autism: An inside outapproach (1996), The Jumbled Jigsaw (2005)) đã ví hội chứng “tự kỉ” giống một “bát sa lát hoaquả”. Mô hình này được bà đưa ra trong quá trình thực hiện công việc là người tư vấn về tự kỉ từnhững năm 1995 đến năm 2011. Trong suốt 6 năm bà đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: