Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 501.46 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nghiên cứu “Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm bảo tồn nguồn gen của những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ứng dụng những loài có ích và hạn chế những tác hại do nấm gây ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ PHƯỢNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGÔ ANH Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Nấm có vai trò quan trọng trong đời sống con người nên việc xác định giá trị tài nguyên của một khu hệ nấm lớn sẽ giúp chúng ta khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Sau quá trình nghiên cứu nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi đã xác định được 168 loài thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Trong đó, tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Phong Điền gồm các nhóm nấm như sau: Nấm có lợi gồm: Nấm ăn: 35 loài, nấm dược liệu: 26 loài, nấm cộng sinh với thực vật: 4 loài và nấm hoại sinh trên đất: 36 loài. Nấm có hại gồm: Nấm độc: 4 loài, nấm hoại sinh phá hủy gỗ rừng: 111 loài và nấm ký sinh gây bệnh ở thực vật: 17 loài. Trong 168 loài nấm lớn đã xác định ở huyện Phong Điền, có 1 loài đang ở tình trạng sẽ nguy cấp (VU) và 1 loài đang ở tình trạng nguy cấp (EN) có tên trong ‘Sách Đỏ Việt Nam’, có 5 loài có tiềm năng trong công nghệ sinh học và kinh tế quốc dân. Từ khóa: Nấm, tài nguyên, khu hệ nấm, ngành, nấm ăn, nấm dược liệu, nấm cộng sinh, nấm hoại sinh, nấm độc. 1. MỞ ĐẦU Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế quốc dân, trong khoa học cũng như trong vòng tuần hoàn vật chất. Nhiều loài nấm là nguồn thực phẩm ngon và bổ dưỡng như nấm Tràm (Boletus aff. felleus), Ngân nhĩ (Tremella fuciformis), nấm Mối (Termitomyces albuminosus), nấm Sò (Pleurotus ostreatus)…; chúng chứa nhiều protein, acid amin, giàu các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, F,… không có độc tố [1]. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, đặc biệt các loài trong họ nấm Linh chi (Ganodermataceae) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý cao như hoạt chất thuộc nhóm polysaccharide từ loài Cổ linh chi (Ganoderma applanatum) và Xích chi (Ganoderma lucidum) có tác dụng chống khối u, tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của virus trong tế bào; nhóm triterpenoid từ các loài Ganoderma australe, Ganoderma sinense có tác dụng tốt trong điều trị tim mạch, tiểu đường, xơ gan, giảm cholesterol trong máu, tê thấp, làm da mặt thêm mịn; nhóm steroid từ Xích chi (Ganoderma lucidum) có hoạt tính giải độc gan [3]. Vì vậy, chế phẩm từ Linh chi được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS... Một số loài nấm cộng sinh có lợi ích trong ngành lâm nghiệp, nấm hình thành rễ nấm cộng sinh với thực vật, giúp cây tăng cường sự hấp thụ và vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng, gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây [2] như Boletus aff. felleus, Boletus zelleri… Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 254-260 SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN... 255 Các loài nấm hoại sinh tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh tiết ra môi trường bên ngoài các enzyme để phân giải chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng làm tăng độ phì nhiêu và cải tạo môi trường đất. Ngoài các lợi ích kể trên, các nấm hoại sinh trên gỗ gây mục trắng, mục nâu phá hủy gỗ rừng, gỗ xây dựng ở các công trình kiến trúc gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số loài ký sinh gây bệnh mục lõi, mục rễ ở cây đang sống làm cho cây chết hoặc bị yếu và gãy đổ. Một số loài nấm độc có các độc tố, chúng có thể gây ngộ độc hoặc gây chết người nếu ăn phải. Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình đa dạng, gồm các vùng sinh thái như vùng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng duyên hải với nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh vật nói chung và hệ nấm nói riêng có tính đa dạng cao nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sự đa dạng về giá trị tài nguyên nấm lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu “Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm bảo tồn nguồn gen của những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ứng dụng những loài có ích và hạn chế những tác hại do nấm gây ra. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp thu thập, xử lí, phân tích và định loại theo phương pháp của các tác giả Rolf Singer (1986) [8], Ryvarden và Gilbertson (1993) [7] và Trịnh Tam Kiệt (2011) [5]. Mẫu vật nghiên cứu được thu thập ở 8 điểm thuộc 8 xã của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 1. Đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn trong các ngành Số bộ Số họ Số chi Số loài TT Tên ngành Số lớp N % N % N % N % 1 Myxomycota 1 1 4,54 1 2,94 1 1,37 1 0,60 2 Ascomycota 1 3 13,64 4 11,77 6 8,22 10 5,95 3 Basidiomycota 1 18 81,82 29 85,29 66 90,41 157 93,45 Tổng số 3 22 100 34 100 73 100 168 100 Biểu đồ 1. Phổ các ngành nấm Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 168 loài thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ PHƯỢNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGÔ ANH Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Nấm có vai trò quan trọng trong đời sống con người nên việc xác định giá trị tài nguyên của một khu hệ nấm lớn sẽ giúp chúng ta khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Sau quá trình nghiên cứu nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi đã xác định được 168 loài thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Trong đó, tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Phong Điền gồm các nhóm nấm như sau: Nấm có lợi gồm: Nấm ăn: 35 loài, nấm dược liệu: 26 loài, nấm cộng sinh với thực vật: 4 loài và nấm hoại sinh trên đất: 36 loài. Nấm có hại gồm: Nấm độc: 4 loài, nấm hoại sinh phá hủy gỗ rừng: 111 loài và nấm ký sinh gây bệnh ở thực vật: 17 loài. Trong 168 loài nấm lớn đã xác định ở huyện Phong Điền, có 1 loài đang ở tình trạng sẽ nguy cấp (VU) và 1 loài đang ở tình trạng nguy cấp (EN) có tên trong ‘Sách Đỏ Việt Nam’, có 5 loài có tiềm năng trong công nghệ sinh học và kinh tế quốc dân. Từ khóa: Nấm, tài nguyên, khu hệ nấm, ngành, nấm ăn, nấm dược liệu, nấm cộng sinh, nấm hoại sinh, nấm độc. 1. MỞ ĐẦU Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế quốc dân, trong khoa học cũng như trong vòng tuần hoàn vật chất. Nhiều loài nấm là nguồn thực phẩm ngon và bổ dưỡng như nấm Tràm (Boletus aff. felleus), Ngân nhĩ (Tremella fuciformis), nấm Mối (Termitomyces albuminosus), nấm Sò (Pleurotus ostreatus)…; chúng chứa nhiều protein, acid amin, giàu các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, F,… không có độc tố [1]. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, đặc biệt các loài trong họ nấm Linh chi (Ganodermataceae) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý cao như hoạt chất thuộc nhóm polysaccharide từ loài Cổ linh chi (Ganoderma applanatum) và Xích chi (Ganoderma lucidum) có tác dụng chống khối u, tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của virus trong tế bào; nhóm triterpenoid từ các loài Ganoderma australe, Ganoderma sinense có tác dụng tốt trong điều trị tim mạch, tiểu đường, xơ gan, giảm cholesterol trong máu, tê thấp, làm da mặt thêm mịn; nhóm steroid từ Xích chi (Ganoderma lucidum) có hoạt tính giải độc gan [3]. Vì vậy, chế phẩm từ Linh chi được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS... Một số loài nấm cộng sinh có lợi ích trong ngành lâm nghiệp, nấm hình thành rễ nấm cộng sinh với thực vật, giúp cây tăng cường sự hấp thụ và vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng, gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây [2] như Boletus aff. felleus, Boletus zelleri… Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 254-260 SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN... 255 Các loài nấm hoại sinh tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh tiết ra môi trường bên ngoài các enzyme để phân giải chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng làm tăng độ phì nhiêu và cải tạo môi trường đất. Ngoài các lợi ích kể trên, các nấm hoại sinh trên gỗ gây mục trắng, mục nâu phá hủy gỗ rừng, gỗ xây dựng ở các công trình kiến trúc gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số loài ký sinh gây bệnh mục lõi, mục rễ ở cây đang sống làm cho cây chết hoặc bị yếu và gãy đổ. Một số loài nấm độc có các độc tố, chúng có thể gây ngộ độc hoặc gây chết người nếu ăn phải. Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình đa dạng, gồm các vùng sinh thái như vùng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng duyên hải với nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh vật nói chung và hệ nấm nói riêng có tính đa dạng cao nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sự đa dạng về giá trị tài nguyên nấm lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu “Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm bảo tồn nguồn gen của những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ứng dụng những loài có ích và hạn chế những tác hại do nấm gây ra. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp thu thập, xử lí, phân tích và định loại theo phương pháp của các tác giả Rolf Singer (1986) [8], Ryvarden và Gilbertson (1993) [7] và Trịnh Tam Kiệt (2011) [5]. Mẫu vật nghiên cứu được thu thập ở 8 điểm thuộc 8 xã của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 1. Đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn trong các ngành Số bộ Số họ Số chi Số loài TT Tên ngành Số lớp N % N % N % N % 1 Myxomycota 1 1 4,54 1 2,94 1 1,37 1 0,60 2 Ascomycota 1 3 13,64 4 11,77 6 8,22 10 5,95 3 Basidiomycota 1 18 81,82 29 85,29 66 90,41 157 93,45 Tổng số 3 22 100 34 100 73 100 168 100 Biểu đồ 1. Phổ các ngành nấm Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 168 loài thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khu hệ nấm Nấm dược liệu Nấm cộng sinh Nấm hoại sinh Thành phần loài nấm lớnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tạp chí Khoa học Quảng Nam: Số 16/2020
136 trang 23 0 0 -
Công nghệ trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu: Phần 2
81 trang 23 0 0 -
201 trang 21 0 0
-
245 trang 21 0 0
-
Thử nghiệm nuôi nấm dược liệu trên tủ vi khí hậu
6 trang 18 0 0 -
8 trang 15 0 0
-
Tính toán, thiết kế tủ nuôi nấm Đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình
11 trang 14 0 0 -
Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở thành phố Huế
6 trang 14 0 0 -
Đặc điểm phân biệt Nấm chẹo (Russula griseocarnosa) và Nấm xốp đỏ (Russula sp.) ở Quảng Ninh
9 trang 13 0 0 -
Công nghệ trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu: Phần 1
108 trang 13 0 0