Danh mục

Thử nghiệm nuôi nấm dược liệu trên tủ vi khí hậu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 635.58 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết "Thử nghiệm nuôi nấm dược liệu trên tủ vi khí hậu" là hướng đến việc nghiên cứu tủ vi khí hậu nhân tạo quy mô nhỏ nuôi nấm dược liệu, cụ thể là nấm đông trùng hạ thảo nhằm kiểm soát tốt yếu tố nhiệt độ và độ ẩm của môi trường nuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử nghiệm nuôi nấm dược liệu trên tủ vi khí hậu Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 YSC4F.304 THỬ NGHIỆM NUÔI NẤM DƯỢC LIỆU TRÊN TỦ VI KHÍ HẬU NGUYỄN NHÂN SÂM, LÊ THỊ BÍCH NGUYỆT*, TRẦN VIỆT HÙNG Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh * lethibichnguyet@iuh.edu.vn Tóm tắt. Nấm dược liệu chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học có tác dụng tốt đến sức khỏe con người như tăng cường hệ miễn dịch, chống tăng sinh của các tế bào ung thư. Loại nấm này trong tự nhiên thường khan hiếm do đó có giá thành cao. Tủ vi khí hậu nuôi nấm dược liệu là giải pháp tiềm năng nhằm giảm giá thành sản phẩm và giúp sản phẩm này tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng. Nghiên cứu đã xây dựng được tủ vi khí hậu, tạo lập được môi trường nhân tạo phù hợp với sự phát triển của nấm đông trùng hạ thảo, với nhiệt độ đảm bảo sự 20 C-22 C, và độ ẩm 82-91%. Sau 45 ngày nuôi trồng thử nghiệm, quả thể nấm đông trùng hạ thảo mọc đồng đều trên giá thể, có độ dài 6-8 cm, màu cam nhạt, đầu quả thể to tròn. Nghiên cứu hướng đến việc hoàn thiện quy trình công nghệ của tủ vi khí hậu nhằm đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tế để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và sử dụng nấm đông trùng hạ thảo. Từ khóa. tủ vi khí hậu, nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, môi trường nhân tạo, thiết bị nuôi trồng nấm EXPERIMENT OF MEDICINAL MUSHROOMS CULTIVATION ON THE MICROCLIMATE CHAMBER Abstract. Medicinal mushrooms contain biologically active compounds that have good effects on human health such as strengthening the immune system and anti-cancer. This fungus in nature is often scarce and therefore has a high price. Microclimate for growing medicinal mushrooms is a potential solution to reduce product costs and make this product widely accessible to consumers. The research has built a microclimate chamber, creating an artificial environment suitable for the growth of Cordyceps militaris, with temperature of 20 C-22 C, and a humidity of 82-91 %. After 45 days of experimental cultivation, the fruiting bodies of the C. militaris grew uniformly on the substrate, 6-8 cm in length, light orange in color, and the fruit body was large and round. The research aims to perfect the technological process of the microclimate chamber in order to put the product into practice to meet the needs of customers in growing and using C. militaris. Keywords. microclimate chamber, medicinal mushrooms, Cordyceps militaris. artificial environment, growing equipment. 1. GIỚI THIỆU Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu bảo vệ sức khỏe trở thành một vấn đề cấp thiết và được quan tâm của xã hội. Sự gia tăng thu nhập cho phép con người tiếp cận được với các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu để duy trì và cải thiện sức khỏe, đặc biệt là các loại dược liệu và thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, có một số loại nấm dược liệu được sử dụng rộng rãi như nấm vân chi (Trametes versicolor), nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris). Các loại nấm dược liệu thường phát triển trong môi trường với nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, độ sáng thấp và môi trường dinh dưỡng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm phát triển quy trình nuôi các loại nấm dược liệu này trong môi trường nhân tạo. Nguyễn Thị Minh Hằng và công sự (2017) đã thực hiện so sánh sự phát triển của đông trùng hạ thảo trên giá thể tổng hợp và nhộng tằm [3]. Trong nghiên cứu về nấm  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 37 Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 linh chi, tác giả Lê Lý Thùy Trâm (2016) đã công bố quy trình nuôi trồng loại nấm này phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đà Nẵng [4]. Najmurrokhman A. và các cộng sự (2019) đã nghiên cứu và phát triển bộ điều khiển nhiệt độ, và độ ẩm môi trường nuôi trồng nấm sò. Thiết bị bao gồm cảm biến đo nhiệt độ, quạt, động cơ phun sương, và bộ điều khiển bởi Arduino. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thiết bị có thể điều khiển môi trường nuôi với nhiệt độ 270C và độ ẩm 60-90%, phù hợp với điều kiện phát triển của nấm sò [5]. Tuy nhiên, thiết bị hiện tại chỉ dừng lại ở nghiên cứu mô hình phòng thí nghiệm. Nhìn chung các nghiên cứu về nấm dược liệu hiện nay chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về quy trình trồng. Tuy nhiên, để việc nuôi trồng các loại nấm dược liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao thì việc kiểm soát điều kiện nuôi trồng là vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bài báo là hướng đến việc nghiên cứu tủ vi khí hậu nhân tạo quy mô nhỏ nuôi nấm dược liệu, cụ thể là nấm đông trùng hạ thảo nhằm kiểm soát tốt yếu tố nhiệt độ và độ ẩm của môi trường nuôi. 2. PHƯƠNG PHÁP Tủ vi khí hậu gồm: hệ thống điều khiển chung, hệ thống cấp nhiệt, hệ thống cấp ẩm, hệ thống cấp sáng, và vỏ (Hình 1). 2.1. Hệ thống cấp nhiệt Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong quá trình trồng nấm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm [1, 2]. Để điều khiển được nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ lạnh cần có hệ thống cấp nhiệt cho môi trường. Trong đó, việc lựa chọn môi chất lạnh phù hợp là yếu tố tiên quyết ảnh hướng đến tính hiệu quả của hệ thống. Môi chất lạnh được sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Một số loại môi chất lạnh phổ biến gồm: CFC, HCFC, HFC, Halon BFC, môi chất lạnh hòa trộn, môi chất lạnh loại thiên nhiên. Các môi chất lạnh có nguồn gốc thiên nhiên như: Propan (R290), butan(R600), isobutan (R600a), CO2, amonia (R717), không khí (R729) và nước (R718)... ...

Tài liệu được xem nhiều: