Danh mục

Sự định vị và tính phản thân trong nghiên cứu định tính một tiếp cận phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết hướng đến thảo luận về “sự định vị” và “tính phản thân”, hai thuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Đây có thể coi là một thảo luận về phương pháp luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu thực địa nhằm trả lời những câu hỏi như nhà nghiên cứu là ai và ở vị trí nào trên thực địa?; Quá trình thực địa nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiên cứu như thế nào? Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực địa được thể hiện ra sao?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự định vị và tính phản thân trong nghiên cứu định tính một tiếp cận phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào CaiTạp chí Nghiên cứu Dân tộcKHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆSỰ ĐỊNH VỊ VÀ TÍNH PHẢN THÂN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNHMỘT TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨUKINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAOỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAIBùi Minh Hào(1)Trong nhiều năm qua, phương pháp luận được quan tâm nhiều trong các ngành khoa học xã hộinói chung và Nhân học nói riêng. Tuy nhiên, phần nhiều các tác giả đều đặt mối quan tâm vàonhững công đoạn, những thao tác cụ thể. Trong khi đó, những thảo luận về phương pháp luận trênphương diện triết học rất ít khi được quan tâm. Dựa trên quá trình nghiên cứu thực địa về người Daoở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bài viết hướng đến thảo luận về “sự định vị” và “tính phản thân”, haithuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Đây có thể coi là một thảo luận về phương phápluận được rút ra trong quá trình nghiên cứu thực địa nhằm trả lời những câu hỏi như nhà nghiên cứulà ai và ở vị trí nào trên thực địa?; Quá trình thực địa nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiêncứu như thế nào? Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực địa được thể hiện ra sao?... Nóicách khác, đó là một cách tiếp cận quá trình trải nghiệm của nhà nghiên cứu trên thực địa nhằm tìmhiểu thế giới quan, nhân sinh quan của chính nhà nghiên cứu.Từ khóa: Sự định vị; tính phản thân; phương pháp nhân học; nghiên cứu định tính; người Daoở huyện Sa Pa.Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “trảinghiệm” được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm,đặc biệt là các nhà nhân học và hình thành cả mộtlĩnh vực về nhân học trải nghiệm. Khái niệm trảinghiệm được hiểu như là một quá trình tiếp xúc,tương tác với các yếu tố trong một môi trường nhấtđịnh và có ảnh hưởng đến tri thức, kỹ năng và quanđiểm cuộc sống của chủ thể nhất định. Nói đến trảinghiệm là nói đến trải nghiệm của một chủ thể nhấtđịnh, không phải là một đối tượng chung chung.Chủ thể của trải nghiệm có thể là một cá nhân hoặcmột cộng đồng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiêncứu về trải nghiệm tập trung vào phân tích sự trảinghiệm của đối tượng nghiên cứu của họ. Đó là trảinghiệm cá nhân của một người qua những nghiêncứu về lịch sử cuộc đời, hay trải nghiệm của mộtcộng đồng trong một giai đoạn nào đó qua nhữngnghiên cứu về hồi cố. Điều này phần nào cho thấysự quan tâm đến trải nghiệm của đối tượng mà nhànghiên cứu tiếp cận. Sự trải nghiệm được nghiêncứu, phân tích để hướng đến lý giải các quá trìnhvận động của đối tượng chủ thể. Còn trải nghiệmcủa chính các nhà nghiên cứu thì sao? Đó vẫn còn làmột khoảng trống trong quá trình nghiên cứu về lịchsử khoa học ở Việt Nam. Tại sao phải tìm hiểu sựtrải nghiệm của các nhà nghiên cứu? Bởi đó là mộtcon đường để tiếp cận thế giới quan, nhân sinh quancủa nhà khoa học, là một con đường để hiểu sâu hơnvề các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.Quá trình trải nghiệm của các nhà nghiên cứu chínhNgày nhận bài: 23/5/2018; Ngày phản biện: 27/5/2018; Ngày duyệt đăng: 5/6/2018(1)Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; e-mail: buihao261@gmail.comlà quá trình tương tác giữa nhà nghiên cứu với đốitượng nghiên cứu, nó ảnh hưởng nhiều đến thế giớiquan, nhân sinh quan, quan điểm khoa học và cảđạo đức khoa học của nhà nghiên cứu.Bài viết này thảo luận về một số trải nghiệmcủa tác giả trong khoảng hơn 10 năm (2007-2018)nghiên cứu thực địa đối với nhóm người Dao ởhuyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trong khoảng thời giannày đã có nhiều chuyến khảo sát với nhiều chủ đềquan tâm khác nhau và một số kết quả nghiên cứuđã được trình bày trong một số bài viết hay luậnvăn liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận,do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa thể trìnhbày có hệ thống những phương pháp, thao tác kỹthuật đã vận dụng trên thực địa, đặc biệt là cácphương pháp định tính-phương pháp chủ đạo đượclựa chọn trong quá trình sản xuất tri thức. Điều đócũng không phải lạ lẫm gì bởi trong truyền thốnghọc thuật Việt Nam, các vấn đề phương pháp nghiêncứu thường được coi như là công tác hậu trường vàít khi được đưa ra để phân tích trên các công trìnhnghiên cứu học thuật. Nó chỉ được bàn luận nhiềutrong khâu chuẩn bị cho một dự án nghiên cứu.Gần đây, các phương pháp trong nghiên cứukhoa học ở Việt Nam được nhiều người quan tâm.Khi thảo luận về vấn đề này, một nhà nghiên cứunước ngoài nhận xét: “Việt Nam có khuynh hướngáp dụng mô hình thực chứng đã thống trị trong cácthiết kế nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn, nên55Tạp chí Nghiên cứu Dân tộccác phương pháp định lượng được chú trọng nhiềuhơn. Điều này có nghĩa là các bảng câu hỏi, khảo sátvà lập bản đồ thường được ưa thích hơn các cuộcphỏng vấn bán cấu trúc, lịch sử truyền miệng, quansát tham gia hay các phương pháp nghiên cứu cụthể khác”1. Nhận xét này có thể đúng trong một sốlĩnh vực khoa học, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: