Thông tin tài liệu:
Mục từ “biểu hình” (figurative) của Tate đưa ra một định nghĩa khá tường minh về hội họa biểu hình, theo đó kể từ khi nghệ thuật trừu tượng xuất hiện, khái niệm “biểu hình” được dùng để chỉ mọi hình thức của nghệ thuật hiện đại đặt nặng tham chiếu lên thế giới thực và đặc biệt là hình tượng con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự dồi dào của hội họa biểu hình
Sự dồi dào của hội họa biểu hình
Mục từ “biểu hình” (figurative) của Tate đưa ra một định nghĩa khá
tường minh về hội họa biểu hình, theo đó kể từ khi nghệ thuật trừu
tượng xuất hiện, khái niệm “biểu hình” được dùng để chỉ mọi hình thức
của nghệ thuật hiện đại đặt nặng tham chiếu lên thế giới thực và đặc
biệt là hình tượng con người.
Tác phẩm của Lucian Freud
Trong thế kỷ 20, nghệ thuật biểu hình có thể được xem là đồng nhất với
chủ nghĩa biểu hiện (expressionism). Các đại diện lớn của nghệ thuật
biểu hình giai đoạn đầu là Picasso trong hội họa và Giacometti trong
điêu khắc, sau này là những tên tuổi lớn Francis Bacon, Lucian
Freud…
Hội họa biểu hình, mặc dù có vẻ bề ngoài hết sức đơn giản của một
khái niệm, có sự dồi dào vô cùng trong lịch sử, với vô số hình thức
khác nhau. Về cơ bản, “biểu hình” chỉ sự tái hiện dựa trên hình tượng
có thật, và biểu hình chính là một trong ba dạng thức bao trùm toàn bộ
hội họa và điêu khắc, bên cạnh “tái hiện” và “trừu tượng”.
Tác phẩm của Yue Minjun
Khi thưởng thức tác phẩm biểu hình, người xem sẽ thông qua một “từ
vựng về các hình tượng” để biến các hình khối tưởng chừng vô nghĩa
trở thành một cái gì đó quen thuộc với mình. Những khác biệt giữa các
hình ảnh biểu hình bắt nguồn từ các cấp độ khác nhau của kỹ thuật vẽ
và một sự phân chia từ lâu giữa lý tưởng hóa và hiện thực.
Tác phẩm của Quiang Huang
Khi nhiếp ảnh ra đời và phát triển, làm cho tranh chân dung trở nên lạc
hậu, hội họa biểu hình bắt đầu có thêm nhiều cách thức tái hiện mới
mang tính cá nhân. Sự dồi dào ngày càng tăng tiến, duy chỉ có một điều
vẫn nằm ở trung tâm của hội họa biểu hình: hình tượng con người.