Xưa nay Người thơ phong vận như thơ ấy (Hàn Mặc Tử), mỗi cuộc đời thi nhân đều được phản ánh trên mỗi trang thơ, mỗi tâm tình thi sĩ đều bàn bạc qua từng con chữ. Hàn Mặc Tử là một thi sĩ mà cuộc đời của ông đều được hát lên trên mỗi dòng thơ, qua những cảm xúc quặn đau mãnh liệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đối lập giữa hai đối cực xã hội trong thơ Hàn Mặc TửTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 71 SỰ ĐỐI LẬP GIỮA HAI ĐỐI CỰC Xà HỘI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ Nguyễn Thị Ngọc Lan Học viên Cao học K20 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Xưa nay Người thơ phong vận như thơ ấy (Hàn Mặc Tử), mỗi cuộc đời thi nhân đều được phản ánh trên mỗi trang thơ, mỗi tâm tình thi sĩ đều bàng bạc qua từng con chữ. Hàn Mặc Tử là một thi sĩ mà cuộc đời của ông đều được hắt lên trên mỗi dòng thơ, qua những cảm xúc quặn đau mãnh liệt.Trong những vần thơ còn lại của Hàn, độc giả luôn thấy sự trãn trở, dày vò, những khát khao mâu thuẫn giữa hai đối cực xã hội. Một của “trong này” - nơi trại phong bưng kín với cái lạnh lẽo của tình người, hai là “ngoài kia”- thế giới của những ồn ào, của người đời với thương yêu và chia sẻ. Mang trong mình trọng bệnh phải cách ly với mọi người, Hàn Mặc Tử luôn thấy đau đớn, giày vò khi sống trong trại phong Quy Hòa nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn hướng ra “ngoài kia”để được sống một cuộc đời trong thương cảm của nhân sinh. Từ khóa: Hàn Mặc Tử, cuộc đời đau thương, đối cực xã hội Nhận bài ngày 20.3.2018, gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan; Email: ngoclan.541987@gmail.com1. MỞ ĐẦU “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt quabầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”(Chế Lan Viên). Hàn Mặc Tử -thi sĩ của những đớn đau và cuồng điên, nhưng cái “điên” ấy là sự “điên loạn” trong giằngxé, vật lộn giữa cõi người cùng bao biến chuyển của nhân tình thế thái. Khi mắc bệnhphong, Hàn Mặc Tử bị chuyển vào trại phong Quy Hòa, chịu sự cách ly với thế giới bênngoài. Hồn thơ Hàn Mặc Tử như “gào thét” để rồi “bàng hoàng” nhận ra những sự thay đổicủa kiếp người, của tình người trong nhân thế.Bệnh càng nặng, nỗi đau đớn thể xác càngtăng, hình ảnh trong thơ Hàn càng héo hắt thêm, hồn phách rã rời, nước trong giờ càng đụcthêm, nước cô đọng thành máu và trăng cũng trở thành máu, nước-máu dâng lên thànhbiển, theo nồng độ của đớn đau chết chóc. Những tháng ngày mắc bạo bệnh, sống cuộc đời cô đơn, sầu thảm, Hàn Mặc Tử luônthấy mình chỉ là một hồn thương bơ vơ lạc lõng. Hồn thơ ấy khát khao được hòa nhập vớithế giới “ngoài kia” biết bao nhiêu bởi ở đó có cảnh sắc của núi non tươi đẹp, của tình72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIngười tha thiết, của những vấn vương không thể rời xa. Sự giằng xé, đối lập giữa hai thếgiới “ở đây” và “ngoài kia” khiến thơ Hàn như một nguồn suối lạ lùng khiến độc giả nhưlạc vào một “cõi mơ” mà ranh giới giữa hai phần hư, thực thật khó lý giải. Hàn Mặc Tử mơđể thoát thực nhưng lại càng đắng cay khi nhận ra thực lại như mơ, đời thật không giốngmộng.Thơ với Hàn Mặc Tử là cõi mơ, là cõi tiên.Thơ đi cùng Hàn từ thơ ấu đến dậy thì,thành niên với những say mê đắm đuối, rồi thơ mắc bạo bệnh về cõi chết cùng Hàn cùngnhững năm tháng cuối đời đầy bi thương và cùng quẫn.2. NỘI DUNG2.1. “Ở đây” - thế giới của đau thương và quằn quại Hàn Mặc Tử luôn mang trong mình mặc cảm của một người “gần cõi chết”. Nhưng cáichết thể xác đâu có đáng sợ với một hồn thơ đầy nhiệt huyết như Hàn,sự xa lánh của conngười, khoảng cách xa xôi về tình người giữa trại phong và thế giới rộng lớn bên ngoài kiakhiến Hàn Mặc Tử như rơi vào tuyệt vọng. Chàng tìm đến với mộng tưởng và thu mình vềvới “máu”, “hồn”, “trăng”.Hồn chàng quay quắt giữa bão giông cuộc đời, hồn ấy lúc côđơn mê mải, lúc lại tha thiết ngậm ngùi. Tâm hồn thi sĩ cảm nhận rõ nhất cái cô quạnh của“nơi đây”, sự vắng lặng của không gian cõi tình khiến Hàn Mặc Tử rơi vào bế tắc: Máu tim ta tuôn ra làm bể cả Mà sóng lòng dồn dập như mây trôi Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ Dâng cao lên, cao tột tới trên trời (Biển hồn ta) “Máu của tim ta” là những sục sôi trong cõi lòng lay động. Mang trên mình những đauđớn của bệnh tật hành hạ nhưng nỗi đau ấy đâu hành hạ chàng thi sĩ si tình bằng nỗi đau bị“ruồng bỏ” khi mình vẫn đang hiện hữu giữa cõi nhân sinh. Trong lòng lúc nào cũng giốngnhư trăm ngàn lớp sóng đang dâng lên mạnh mẽ, ngút tận trời xanh. Hỏi thấu chăng, cuộcđời sao đầy những trái ngang với con người khi còn quá trẻ? Thơ Hàn là những tháng ngày “rong ruổi” những “tin yêu” bị chối từ và ruồngrẫy.Không thoát ra khỏi những bi kịch bi thương của tháng ngày nghiệt ngã, Hàn tự mìnhquặn đau trong thế giới của riêng mình, âm thầm gặm nhấm từng nỗi buồn nhân thế, từngnỗi khổ sở dày vò: Đêm ấy lại đêm thức với trăng Mưa ngoài hiên lạnh ẩn dáng HằngTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 73 Cô đơn! Ừ nhỉ, chừng quạnh quẽ Đêm rất riêng mình - Một cõi quên! Tôi trả cho tôi những ngại ngần Trả người - đây nhé những phân vân Cõi riêng lặng lẽ gài then kín Ngoài ấy người vui với bụi trần. (Một cõi quên) Khi cô đớn xâm chiếm tâm can, người thi sĩ ấy thức thâu đêm và suy tư cùng trăng.Chàng tự nhận mình là một con người “cô đơn” giữa chốn “quạnh quẽ” này. Sự cô đơn củamột hồn thơ đau đáu đi tìm chốn riêng ẩn náu khỏi những thị phi, những lời hiểm độc củathế gian. Chàng thi sĩ ấy thu mình về một cõi riêng nhưng lại tự coi đó là “một cõi quên”.Ai quên và quên gì? Phải chăng người đời đã lãng quên chính chàng thi sĩ họ Hàn năm naotừng hát lên những khúc hát tâm hồn thổn thức làm si mê bao kẻ “yêu thơ”. Hay Hàn MặcTử tự mình cố gắng ...