Danh mục

Sự đông máu

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự đông máu là một quá trình phức tạp qua đó tạo ra các cục máu đông. Đông máu là một cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết. Rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và/hoặc tạo cục máu đông và huyết tắc. Cơ chế đông máu được bảo tồn khá chắc trong tiến hóa; ở lớp thú, hệ thống đông máu bao gồm hai thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đông máu Sự đông máuSự đông máu là một quá trình phức tạp qua đótạo ra các cục máu đông. Đông máu là một cơchế quan trọng trong quá trình cầm máu. Khithành mạch máu bị tổn thương, máu được cầmnhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máuđông chứa tiểu cầu và sợi huyết. Rối loạn đôngmáu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và/hoặctạo cục máu đông và huyết tắc.Cơ chế đông máu được bảo tồn khá chắc trongtiến hóa; ở lớp thú, hệ thống đông máu bao gồmhai thành phần: tế bào (tiểu cầu) và protein (cácyếu tố đông máu).Phản ứng đông máu được kích hoạt ngay sauchấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạchmáu. Tiểu cầu lập tức tạo nút chặn cầm máu tạivết thương; đây chính là quá trình cầm máu banđầu. Quá trình cầm máu thứ phát diễn ra đồngthời; các yếu tố đông máu trong huyết tươngđáp ứng trong một chuỗi phản ứng để tạo cácsợi huyết có vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu.[1]Mục lục  1 Sinh lý học o 1.1 Hoạt hóa tiểu cầu o 1.2 Dòng thác đông máu  1.2.1 Con đường yếu tố mô  1.2.2 Con đường hoạt hóa tiếp xúc  1.2.3 Con đường chung o 1.3 Các đồng yếu tố o 1.4 Các chất ức chế o 1.5 Sự tan fibrin  2 Xét nghiệm đông máu  3 Vai trò o 3.1 Rối loạn tiểu cầu o 3.2 Rối loạn các yếu tố đông máu và huyết khối  4 Thuốc tác động đến cơ chế đông máu o 4.1 Thuốc giúp đông máu o 4.2 Thuốc kháng đông  5 Các yếu tố đông máu  6 Lịch sử o 6.1 Các phát hiện đầu tiên o 6.2 Các yếu tố đông máu o 6.3 Danh pháp  7 Các loài khác  8 Tài liệu tham khảo  9 Liên kết ngoài o 9.1 Cấu trúc 3DSinh lý họcHoạt hóa tiểu cầuTổn thương thành mạch máu làm bộc lộcollagen bình thường vốn chỉ hiện diện bên dướilớp nội mạc. Tiểu cầu tuần hoàn trong máu gắnvào collagen trên các thụ thể glycoprotein Ia/IIabề mặt đặc hiệu với collagen. Sự gắn kết nàysau đó được gia cố bởi một protein có tên là yếutố von Willebrand (vWF), với vai trò tạo cácliên kết giữa glycoprotein Ib/IX/V tiểu cầu vớicác sợi collagen.Sau đó tiểu cầu được hoạt hóa và tiết các chất từnhững hạt trong bào tương tiểu cầu vào huyếttương, đến lượt mình, các chất này hoạt hóa cáctiểu cầu khác. Tiểu cầu thay đổi hình dạng, bộclộ bề mặt phospholipid cần cho sự bám dính củacác yếu tố đông máu. Fibrinogen nối kết các tiểucầu gần nhau bằng cách tạo ra các liên kết thôngqua glycoprotein IIb/IIIa. Ngoài ra, tiểu cầu cònđược hoạt hóa bởi thrombin.Dòng thác đông máuDòng thác đông máu của quá trình cầm máu thứphát có hai con đường, con đường kích hoạt quatiếp xúc (còn gọi là con đường nội sinh) và conđường yếu tố mô (con đường ngoại sinh) cùngdẫn tới sự hình thành sợi huyết. Theo truyềnthống, người ta cho rằng dòng thác đông máugồm hai con đường quan trọng như nhau cùnggặp nhau ở một đoạn đường chung. Thực ra, conđường chủ yếu (thường gặp nhất) khởi phát sựđông máu là con đường yếu tố mô. Các conđường đều là một chuỗi các phản ứng, trong đómột zymogen (tiền chất bất hoạt của enzyme)của một serine protease và đồng yếu tốglycoprotein của nó được hoạt hóa để trở thànhcác thành phần hoạt động và xúc tác cho phảnứng tiếp theo trong dòng thác, cuối cùng hìnhthành các sợi huyết liên kết chéo với nhau. Cácyếu tố đông máu thường được ký hiệu bằng cácchữ số La Mã, với một chữ a viết thường đínhkèm để chỉ dạng hoạt hóa (active).Các yếu tố đông máu thường là các enzymeserine protease. Một số ngoại lệ bao gồm yếu tốVIII và yếut tố V là các glycoprotein; yếu tốXIII là một transglutaminase. Serine proteaseshoạt động bằng cách cắt các protein khác ở cácvị trí đặc hiệu. Yếu tố đông máu tuần hoàn dướidạng các zymogen bất hoạt.Dòng thác đông máu theo truyền thống đượcchia làm 3 con đường, con đường yếu tố mô vàcon đường hoạt hóa qua tiếp xúc cả hai cùngkích hoạt con đường chung của yếu tố X,thrombin và fibrin.Con đường yếu tố môVai trò chính của con đường yếu tố mô là hìnhthành một sự bùng nổ thrombin, một quá trìnhtrong đó thrombin hình thành nhanh chóng. Yếutố VIIa lưu hành trong máu với một lượng nhiềuhơn so với các yếu tố đông máu được hoạt hóakhác.  Tiếp sau sự tổn thương mạch máu, yếu tố mô (Tissue Factor - TF) do tế bào nội mô tiết ra, tạo một phức hợp với yếu tố VII, để hoạt hóa yếu tố này (hình thành TF-VIIa).  TF-VIIa hoạt hóa yếu tố IX và yếu tố X.  Bản thân yếu tố VII được hoạt hóa bởi thrombin, yếu tố XIa, plasmin, yếu tố XII và yếu tố Xa.  Sự hoạt hóa yếu tố Xa bởi phức hợp TF- VIIa hầu như lập tức bị ức chế bởi chất ức chế con đường yếu tố mô (TFPI - tissue factor pathway inhibitor).  Yếu tố Xa và đồng yếu tố Va của nó từ phức hợp prothrombinase sẽ hoạt hóa prothrombin thành thrombin.  Thrombin sau đó hoạt hóa các thành phần khác của dòng thác đông máu, kể cả yếu tố V và yếu tố VII, rồi hoạt hóa và phóng thích yếu tố VIII ra khỏi yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều: