Danh mục

SỬ DỤNG – BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.16 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SỬ DỤNG – BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNI. CÂU HỎI Câu 1. Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta đang bị suy thoái. Câu 2. Trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của nước ta. Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất. Câu 4. Trình bày phương hướng bảo vệ tài nguyên đất. Câu 5. Trình bày hiện trạng và phương hướng bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta Câu 6. Trình bày hoạt động, hậu quả của bão...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỬ DỤNG – BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNhttp://diendankienthuc.netChủ đề 5 SỬ DỤNG – BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. CÂU HỎICâu 1. Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta đang bị suy thoái.Câu 2. Trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của nước ta.Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất.Câu 4. Trình bày phương hướng bảo vệ tài nguyên đất.Câu 5. Trình bày hiện trạng và phương hướng bảo vệ tài nguyên nước ở nước taCâu 6. Trình bày hoạt động, hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.Câu 7. Trình bày hiện trạng và biện pháp phòng chống các thiên tai: ngập úng, lũ quét,hạn hán, động đất ở nước ta.Câu 8. Trình bày chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường II. GIẢI ĐÁPCâu 1. Tài nguyên sinh vật nước ta đang bị suy thoái. a. Suy thoái tài nguyên rừng Trong các vấn đề về tài nguyên và môi trường hiện nay ở Việt Nam thì sự suy thoáitài nguyên rừng là có quy mô lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Hơn nửa thế kỉnay, diện tích rừng tự nhiên của nước ta đã giảm đáng kể. Năm 1943, rừng tự nhiên củacả nước là 14 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng là 43,8%, thì đến 1995 diện tích rừng tựnhiên chỉ còn 8,2 triệu ha và hơn 1 triệu ha rừng trồng, tỉ lệ che phủ là 27,8% diện tíchđất đai, ngược lại đồi núi trọc tăng lên đến gần 10 triệu ha (chiếm 30,2% diện tích). RiêngTây Bắc, vùng núi cao nhất của đất nước, tỉ lệ che phủ rừng thấp nhất, chỉ còn khoảng10% và có tới 70% diện tích đất trống đồi trọc. Những năm gần đây, nhờ chính sách giaođất giao rừng cho dân và Nhà nước tập trung chỉ đạo kế hoạch trồng rừng, rừng tự nhiênđược phục hồi và diện tích rừng trồng tăng làm tăng tỉ lệ che phủ của rừng. Theo số liệuthống kê năm 1999 tổng diện tích đất có rừng trên toàn quốc là hơn 10,9 triệu ha, nâng tỉlệ che phủ rừng đạt 33,2%, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 9,4 triệu ha, còn rừng trồnglà gần 1,5 triệu ha. Trong những năm gần đây, diện tích có rừng tăng lên đáng kể, nămhttp://diendankienthuc.net2003 đạt gần 12,1 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và hơn 2 triệu harừng trồng, nâng tỉ lệ che phủ lên 36,1%. Tuy nhiên, tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vìchất lượng rừng không ngừng giảm sút. Năm 1943, trong tổng số 14 triệu ha rừng có tới gần 10 triệu ha, tức là hơn 70% diệntích rừng thuộc loại rừng giàu có trữ lượng cao (trên 150 m3/ha), năm 1990 loại rừng nàychỉ còn 2,4 triệu ha, đến 1999 chỉ còn 2,1 triệu ha. Như vậy, diện tích rừng có tăng,nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác. b. Suy giảm tính đa dạng sinh học Giới sinh vật tự nhiên Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở số lượngthành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Về thành phần loài, riêngtrong giới thực vật tự nhiên, nước ta có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ. Còn vềđộng vật thì nước ta có 11.217 loài và phân loài động vật, trong đó có trên 800 loài chim,khoảng 250 loài thú, trên 350 loài bò sát lưỡng cư, 5000 loài côn trùng, 2000 loài cá biểnvà 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác.Các kiểu hệ sinh thái cũng rất đa dạng.Trên bề mặt đất nổi có tới 15 kiểu hệ sinh tháirừng thay thế nhau từ rừng nhiệt đới ngập mặn ven biển đến rừng ôn đới núi cao, từ rừngnhiệt đới ẩm thường xanh tới các hệ sinh thái rừng gió mùa rụng lá với sinh quần thànhphần loài động thực vật rất khác nhau. Đặc biệt, rừng nhiệt đới ẩm ở Việt Nam thuộc hệsinh thái có tính đa dạng sinh học cao của thế giới. Tuy nhiên song song với các hoạtđộng phá rừng làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của giới động vật, việc săn bắn quámức các loài chim thú đã làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã vànguồn gen thực, động vật quý hiếm. Bước đầu đã xác định được ở nước ta có gần 500loài thực vật, 85 loài thú, 63 loài chim, 40 loài bò sát, lưỡng cư đang bị mất dần, trong đósố loài thực, động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt lên tới 100 loài thực vật, 54loài thú và 60 loài chim. Không chỉ trên đất liền mà nguồn sinh vật dưới nước đặc biệt nguồn hải sản nước tacũng bị giảm sút rõ rệt. Nguồn lợi các nổi ở ven vịnh Bắc Bộ có chiều hướng giảm dần.Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, cá cháy…, nhiều loài đang giảm mức độtập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng. Đó là hậu quả của sự khai thác đánh bắt quámức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.Câu 2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của nước ta. - Bảo vệ tài nguyên rừnghttp://diendankienthuc.net Việc bảo vệ tài nguyên rừng không chỉ là bảo vệ nguồn lợi kinh tế lớn mà còn có ýnghĩa bảo vệ môi trường. Trong điều kiện thiên nhiên Việt Nam, việc phá rừng kéo theohàng loạt hậu quả xấu đối với môi trường. Trước hết là làm tăng cường xói mòn đất. Lớpđất màu đồi núi ở ...

Tài liệu được xem nhiều: