Danh mục

Sử dụng bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học: Nhìn từ góc độ của người học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.69 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sử dụng bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học: Nhìn từ góc độ của người học trình bày phản hồi của người học đối với việc sử dụng BST – một phần trong một nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố và nguyên tắc để BST có thể được sử dụng như một phương pháp học tập hiệu quả và như một phương cách đánh giá liên tục người học ở các lớp rèn luyện kỹ năng viết và nói tiếng Anh ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học: Nhìn từ góc độ của người họcSỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNHCỦA NGƯỜI HỌC: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI HỌCTRẦN QUANG NGỌC THÚYTrường Đại học Ngoại ngữ - Đại học HuếTóm tắt: Bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học (BST)được sử dụng như một công cụ dạy-học và đánh giá khá phổ biến trong cácthập kỷ qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đếnviệc sử dụng BST, càng chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm và hệ thốngviệc sử dụng công cụ này trong giảng dạy và đánh giá. Bài viết này trình bàyphản hồi của người học đối với việc sử dụng BST – một phần trong mộtnghiên cứu nhằm xác định các yếu tố và nguyên tắc để BST có thể được sửdụng như một phương pháp học tập hiệu quả và như một phương cách đánhgiá liên tục người học ở các lớp rèn luyện kỹ năng viết và nói tiếng Anh ởtrường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Phần dữ liệu định lượng thu đượctừ một cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy đa số người học nhận định BST cóthể được sử dụng như một công cụ dạy-học hiệu quả với các ưu điểm nhưgiúp người học tương tác với bạn cùng học, phát triển các kỹ năng phản ánhvà làm chủ quá trình học. Tuy nhiên, việc thực hiện BST mất nhiều thời gianvà gây lo lắng cho người học nên việc sử dụng BST như một công cụ đánhgiá nhận được tỷ lệ tán thành và phản đối gần như nhau.1. PHẦN MỞ ĐẦUGiáo dục chuyển dần từ mô hình truyền thống sang mô hình lấy người học làm trungtâm; do đó, việc đánh giá cũng chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực vàkhả năng thể hiện kiến thức. Trong số các phương pháp đánh giá, nhiều nhà giáo dụcchọn bộ sưu tập tài liệu học có tự nhận xét của người học do công cụ này có thể bộc lộđược quá trình học tập và thể hiện năng lực của người học (Elango [5]). Khởi đầu, việcsử dụng bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học (BST) nhằm mụcđích đánh giá người học toàn diện trong cả quá trình học, giảm thiểu yếu tố căng thẳng,tâm lý bất lợi ảnh hưởng đến khả năng thể hiện kiến thức, kỹ năng của người học khichỉ được đánh giá bằng bài thi cuối chương trình học. Tuy nhiên Graves [7] cho rằngcần khai thác BST thành một phương tiện giảng dạy và hướng dẫn người học của mìnhphát hiện các giá trị của BST trong quá trình học. Ở Việt Nam, mô hình đánh giá vàdạy-học bằng BST này mới chỉ được sử dụng rải rác ở qui mô rất nhỏ tại một số trườngđại học, đặc biệt ở môn rèn luyện kỹ năng Viết tiếng Anh. Ngoài ra, chưa có nhiềunghiên cứu liên quan đến việc sử dụng BST, càng chưa có nghiên cứu nào thử nghiệmvà hệ thống việc sử dụng công cụ này trong giảng dạy và đánh giá. Bài viết này trìnhbày một nghiên cứu thử nghiệm việc sử dụng BST như một công cụ dạy-học và đánhgiá tại các lớp sinh viên chính quy theo học chế tín chỉ ở các môn học rèn luyện kỹ năngViết và Nói tiếng Anh, chú trọng vào phản hồi của sinh viên đối với việc sử dụng BST.SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC...1512. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ “BỘ SƯU TẬP”Thuật ngữ “bộ sưu tập”, trong tiếng Anh là portfolio, xuất xứ từ động từ tiếng Latinhportare, nghĩa là cầm, mang và danh từ tiếng Latinh foglio, nghĩa là các tờ giấy. “Bộsưu tập” là hộp đựng tác phẩm nghệ thuật, bài viết, bản nhạc của sinh viên hoặc nghệ sĩ.Khái niệm “bộ sưu tập” xuất phát từ bộ sưu tập tác phẩm của nghệ sĩ, sau đó ý tưởngnày được tiếp nhận trong lĩnh vực giáo dục. Ở đây, “bộ sưu tập” được hiểu là một bộsưu tập các bài làm của người học, có phần tự phản ánh, nhận xét của chính cá nhânngười học và bạn cùng học.3. SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CHO MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁNhìn chung BST thường được sử dụng để đánh giá tiến trình học tập (formativeassessment: đánh giá tiến trình được thực hiện trong suốt quá trình học bởi giáo viênhoặc người học, được xem như công cụ hỗ trợ tiến trình học tập và không cần thiết phảiđem lại điểm số) và chưa được dùng nhiều trong đánh giá kết quả tổng kết (summativeassessment: đánh giá kết quả tổng kết được tiến hành vào cuối khóa học, nhằm cung cấpđiểm số cho người học). Nếu BST được sử dụng để đánh giá kết quả tổng kết, tiêuchuẩn đánh giá cần phải được chuẩn hóa để đảm bảo sự khách quan (Mitchell [9]).Ngoài ra, các vấn đề khác như tính bảo mật (confidentiality), tính hiệu lực (validity) vàđộ tin cậy (reliability) cũng đều quan trọng (Redman [12]; Gannon và cộng sự [6]).Tuy nhiên, bản chất của BST mang tính cá nhân và không dễ chuẩn hóa; đồng thời việcđánh giá một bộ sưu tập thường mang tính chủ quan. Trong nghiên cứu của Pitts vàđồng sự [11] về độ tin cậy của điểm số chấm chéo do các giảng viên giàu kinh nghiệmđánh giá bộ sưu tập tài liệu học của các giáo viên tương lai bằng cách sử dụng các tiêuchí đánh giá chuẩn, kết quả cho thấy độ tin cậy của điểm số chấm chéo thấp, và đánhgiá tổng kết khó có thể chính xác. Họ đã kết luận rằng điều này chủ yếu là do tính chấtcá nhân rất cao của các BST. Baume [2] cũng lập luận rằng khi m ...

Tài liệu được xem nhiều: