Danh mục

Sử dụng máy bay không người lái (UAV) để nâng cao hiệu quả kiểm soát giao thông vận tải tại thành phố Thủ Đức

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 622.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Sử dụng máy bay không người lái (UAV) để nâng cao hiệu quả kiểm soát giao thông vận tải tại thành phố Thủ Đức" trình bày kết quả nghiên cứu về việc tiềm năng ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV) để kiểm soát giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể, phương pháp và kỹ thuật sử dụng UAV trong kiểm soát giao thông vận tải. Kết quả cho thấy UAV có thể cung cấp thông tin chi tiết về luồng xe cộ, phát hiện ùn tắc giao thông, điểm đen tai nạn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động giao thông vận tải. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng máy bay không người lái (UAV) để nâng cao hiệu quả kiểm soát giao thông vận tải tại thành phố Thủ Đức SỬ DỤNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI (UAV) ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Trần Hoàng Yến1,2, Nguyễn Sơn Lâm3* 1 Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Thanh tra Xây dựng Thành phố Thủ Đức. 3 Khoa Xây Dựng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: ns.lam@hutech.edu.vn. TÓM TẮTBài báo trình bày kết quả nghiên cứu về việc tiềm năng ứng dụng công nghệ máy bay khôngngười lái (UAV) để kiểm soát giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Nghiêncứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể, phương pháp và kỹ thuật sử dụng UAV trong kiểm soátgiao thông vận tải. Kết quả cho thấy UAV có thể cung cấp thông tin chi tiết về luồng xe cộ,phát hiện ùn tắc giao thông, điểm đen tai nạn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động giaothông vận tải. Sử dụng UAV trong kiểm soát giao thông vận tải giúp giảm thiểu tai nạn giaothông, nâng cao năng lực giám sát và xử lý vi phạm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việctriển khai ứng dụng UAV cũng gặp một số thách thức như về quy định pháp lý, nguồn nhânlực và chi phí đầu tư. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để khắc phục các thách thức nàyvà hiệu quả hóa ứng dụng UAV trong kiểm soát giao thông vận tải trên địa bàn Thành phốThủ Đức.Từ khoá: Giao thông vận tải; kiểm soát giao thông; thành phố Thủ Đức; UAV.1. Đặt vấn đề1.1 Những vấn đề chung Thành phố Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lậpnăm 2021 với tổng diện tích tự nhiên 211,56 km2. Theo thống kê năm 2022, dân số Thànhphố Thủ Đức là 1.217.344 người với mật độ dân số đạt 5.759 người/km2. Tốc độ đô thị hóanhanh chóng trong thập kỷ qua đã kéo theo sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông cánhân, với con số đăng ký mới đạt trên 2,2 triệu lượt xe ô tô trong năm 2022. Sự tăng trưởngnày dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ trên các tuyến đường chính, làm gia tăng ùn tắc giaothông vào giờ cao điểm, đặc biệt tại các nút giao thông trọng điểm. Theo thống kê của PhòngCSGT đường bộ - đường sắt (Công an TPHCM), số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn Thànhphố Thủ Đức chiếm gần 20% tổng số vụ tai nạn của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2022. Trước thực trạng trên, việc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kiểmsoát và quản lý giao thông là hết sức cấp thiết. Máy bay không người lái (UAV) với ưu điểmlinh hoạt, bay thấp, quan sát rộng nổi lên là giải pháp tiềm năng để giám sát luồng tuyến giaothông. Nghiên cứu này tập trung ứng dụng UAV để thu thập và phân tích dữ liệu giao thôngtại các nút giao thông chính trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Cụ thể, UAV được trang bị cáccảm biến nhận dạng và camera chuyên dụng để ghi nhận diễn biến luồng xe, từ đó phân tíchmật độ, tốc độ và hướng di chuyển của các phương tiện. Kết quả phân tích sẽ giúp xác địnhcác điểm ùn tắc và nguy cơ mất an toàn giao thông cao để có biện pháp điều tiết và xử lý kịpthời. Đồng thời, các số liệu thống kê sẽ góp phần hoạch định chiến lược quản lý và cải thiệngiao thông lâu dài cho Thành phố Thủ Đức.1.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng UAV trên thế giới và trong nước156 Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng máy bay không người lái (UAV) trong lĩnh vựcgiao thông vận tải đã thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Cóthể thấy xu hướng tập trung nghiên cứu ứng dụng UAV trong 3 lĩnh vực chính: an toàn giaothông, giám sát giao thông và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông của Outay và cộng sự(2019)(Outay et al., 2020a). Về mặt kỹ thuật, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc pháttriển các thuật toán xử lý ảnh và video thông minh nhằm trích xuất các đặc trưng quan trọngtừ dữ liệu do UAV thu thập, phục vụ cho các ứng dụng như phân tích luồng giao thông, pháthiện và cảnh báo các sự cố giao thông do Outay và cộng sự (2017)(Outay et al., 2020b). Cáccông trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra UAV có ưu điểm về khả năng quan sát trên cao(Tong etal., 2023), di chuyển linh hoạt, thu thập dữ liệu trực quan và chi tiết với nghiên cứu củaKanistras và công sự (2015)(Kanistras et al., 2013). Về ứng dụng, UAV đã được sử dụng đểhỗ trợ công tác điều tra tai nạn giao thông, đánh giá mức độ hư hại cơ sở hạ tầng giao thôngnhư cầu, đường Outay và cộng sự(2019) (Outay et al., 2020a). Bêncạnh đó, UAV còn cho phép giámsát luồng người đi bộ tại các khuvực đông dân cư nhằm xây dựngcác phương án quản lý hợp lý, nângcao trải nghiệm của người đi bộ vớinghiên cứu của Sutheerakul vàcộng sự (2017)(Sutheerakul et al.,2017). Tuy nhiên, việc triển khaiUAV trong giám sát giao thông vẫngặp một số thách thức về quy địnhpháp lý, an toàn bay, bảo mật dữliệu do Hassnain và cộng sự,(2022)(Kanistras et al., 2013) đề Hình 1. Định vị hình ảnh bằng cách sử dụngcập. Nhìn chung, các nghiên cứu đã phương pháp khớp mẫu trên UAV (Unmannedchỉ ra tiềm năng lớn của UAV Aerial Vehicle) giữa hình ảnh chụp từ không giantrong việc hỗ trợ công tác quản lý và hình ảnh tham chiếu từ vệ tinh.và điều phối giao thông. Tuy nhiên, để có thể triển khai rộng rãi, cần có thêm các nghiên cứuvề các giải pháp kỹ thuật cụ thể cũng như xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo an toàn. Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) trongmột số lĩnh vực, đánh dấu sự tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến này. Chính phủ đãđưa ra những chính sách hỗ trợ để khuyến khích việc ứng dụng UAV trong thực tế, nhằm tậndụng tiềm năng và lợi ích của công nghệ này. Một tiêu chuẩn cơ sở mang tên Tiêu chuẩn cơsở TCCS 830:2022/BVTV Khảo nghiệm t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: