Danh mục

Sử dụng nắp đẩy thay thế vỉ nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày ra môi trường

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy hiện nay, vấn đề rác thải nhựa đang được tất cả các công ty dược phẩm, ban ngành trong nước cũng như các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm, ngành y tế của nước ta cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo nhanh của một số bệnh viện, rác thải nhựa đang chiếm khoảng 5% trên tổng số chất thải y tế (tương đương 22 tấn/ngày). Cũng từ hiện trạng trong thực tế, chúng tôi quyết định phát triển sản phẩm nhằm giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa trong y tế và cụ thể là giảm thiểu rác thải nhựa từ vỉ thuốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng nắp đẩy thay thế vỉ nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày ra môi trường SỬ DỤNG NẮP ĐẨY THAY THẾ VỈ NHỰA NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY RA MÔI TRƯỜNG Lê Ngọc Hiền, Mai Ngọc Quỳnh Giang, Lê Tuấn Vũ, Phùng Văn Tú, Đào Thị Trang Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Dung TÓM TẮT Hiện nay, vấn đề rác thải nhựa đang được tất cả các công ty dược phẩm, ban ngành trong nước cũng như các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm, ngành y tế của nước ta cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo nhanh của một số bệnh viện, rác thải nhựa đang chiếm khoảng 5% trên tổng số chất thải y tế (tương đương 22 tấn/ngày). Cũng từ hiện trạng trong thực tế, chúng tôi quyết định phát triển sản phẩm nhằm giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa trong y tế và cụ thể là giảm thiểu rác thải nhựa từ vỉ thuốc. Từ khóa: bao bì dược phẩm, công ty dược phẩm, ngành y tế, rác thải nhựa, vỉ thuốc. 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày một cao, y tế ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước và nhu cầu tiêu thụ thuốc ngày càng nhiều, do đó là nhu cầu về bao bì dược phẩm cũng tăng. Phần lớn thuốc và dược phẩm mà chúng ta sử dụng hiện nay đều được bảo quản chủ yếu trong các chai, lọ, ống và mỗi một loại bao bì đều có một chức năng và mục đích riêng. Muốn bảo quản tốt các chất bên trong mỗi loại thuốc thì đòi hỏi các nhà sản xuất phải lựa chọn loại bao bì thích hợp nhất cho sản phẩm của mình và vỉ nhựa chính là một trong số đó. Bởi những đặc tính như chịu nhiệt tốt, chống va đập, dễ dàng sử dụng... và đặc biệt là giá thành thấp hơn so với các loại bao bì khác nên vỉ nhựa ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích và tính kinh tế mà vỉ nhựa mang đến, nhưng bên cạnh đó để phục vụ nhu cầu sử dụng nên số lượng vỉ nhựa đang dần tăng cao và cũng trở thành một trong những nhân tố đáng lo ngại về rác thải nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường. 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Đến thời điểm hiện tại, trên cả nước có hơn 13.000 cơ sở y tế trải dài khắp 63 tỉnh thành và tổng lượng rác thải rắn phát sinh mỗi ngày là hơn 600 tấn/ngày (2017) và ước tính đến năm 2020 là 800 tấn/ngày. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, tình 1113 hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế (tăng khoảng 7,6%/năm). Trong đó, theo báo cáo của một số bệnh viện thì chất thải nhựa chiếm khoảng 5% trên tổng số rác thải y tế, khoảng 22 tấn/ngày. Đây là một trong những vấn đề được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến khá nhiều. Chất thải nhựa trong y tế bao gồm 02 loại: một là rác thải phát sinh từ sinh hoạt; hai là rác thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn như trang thiết bị,vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế, các loại bao bì thuốc (vỉ, chai, lọ...). Dù vỉ thuốc chỉ nằm trong nhóm chất thải nhựa chiếm 5% trên tổng số rác thải y tế, nhưng nó ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Có thể thấy, vấn đề này đang được Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng như các ban, ngành liên quan đặc biệt quan tâm thông qua việc tổ chức các hoạt động hay hội nghị trực tuyến, hay có những chỉ đạo bằng văn bản đến các cơ quan liên quan trực thuộc. Thực tiễn, tác giả đã có cuộc khảo sát về nhu cầu của các bên liên quan trong đó có 115 người tiêu dùng và 10 dược sĩ tham gia trả lời các câu hỏi về vấn đề trên thì có kết quả như sau: Hình 1. Biểu đồ khảo sát về chất liệu bao bì bảo quản thuốc Thông qua việc khảo sát về thực trạng của vấn đề, ta có thể thấy hiện nay việc sử dụng các vỉ nhựa để bảo quản thuốc đang dần phổ biến. Nhưng vấn đề tồn tại bên cạnh đó là việc xử lý cũng như việc tái chế các vỉ thuốc thì hầu như ít được cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đưa ra được phương hướng và cách thức cụ thể để giải quyết vấn đề này. Trong bài viết này, tác giả quan tâm đến vấn đề làm sao để giảm thiểu được việc sử dụng vỉ nhựa trong bảo quản thuốc. Không những vậy, sản phẩm còn phải đảm bảo việc bảo quản thuốc khỏi những tác nhân bên ngoài như không khí, độ ẩm, ánh sáng,... Và từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy đối tượng cần hướng đến đầu tiên là những công ty sản xuất dược phẩm. 1114 3 KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 3.1 Trong vấn đề về rác thải nhựa Thông qua các biểu đồ trong cuộc khảo sát trong đó có 115 người tiêu dùng và 10 dược sĩ tham gia, ta có thể thấy hiện nay việc sử dụng các vỉ nhựa để bảo quản thuốc đang dần phổ biến. Nhưng vấn đề tồn tại bên cạnh đó là việc xử lý cũng như việc tái chế các vỉ thuốc thì hầu như ít được cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đưa ra được phương hướng và cách thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: