Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính cấp tiểu học
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 359.24 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài báo này đề cập đến việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong các lớp hòa nhập cho học sinh khiếm thính bao gồm: một số cách thức sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập, đề xuất một số hướng dẫn để thực hiện sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính cấp tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0126 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 187-193 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU HỖ TRỢ TRONG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP TIỂU HỌC Bùi Thị Anh Phương Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thính nói riêng đang ngày càng được quan tâm. Đối với học sinh khiếm thính, hạn chế về khả năng nghe được xem là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn về ngôn ngữ nói. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em trong lớp hòa nhập. Dựa vào khó khăn đặc trưng này, hiện nay, nhiều trường hòa nhập dành cho học sinh khiếm thính đã sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Nội dung bài báo này đề cập đến việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong các lớp hòa nhập cho học sinh khiếm thính bao gồm: một số cách thức sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập, đề xuất một số hướng dẫn để thực hiện sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính. Từ khóa: Học sinh khiếm thính, ngôn ngữ kí hiệu, giáo dục hòa nhập, hỗ trợ, đánh vần bằng tay. 1. Mở đầu Những nghiên cứu về kết quả học tập của học sinh khiếm thính đã chỉ ra rằng: “Chính sự suy giảm thính lực là nguyên nhân chính hạn chế khả năng học tập của trẻ điếc chứ không phải là do môi trường học tập, đặc biệt là đối với trẻ điếc nặng và điếc sâu” [4]. Do đó, trong dạy học hòa nhập, bên cạnh việc sử dụng các cách thức hỗ trợ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của mức độ suy giảm thính lực ví dụ như trang bị thiết bị trợ thính, giảm tiếng ồn,. . . việc sử dụng phương thức giao tiếp cho phù hợp với học sinh cũng có vai trò quyết định. Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt về quan điểm và thực tiễn lựa chọn phương thức giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong dạy học cho học sinh khiếm thính. Trong dạy học bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ nói, giáo viên còn sử dụng kết hợp cả ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ. Trên thế giới, việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học học sinh khiếm thính đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu của Juan Pablo Bonet (Tây Ban Nha), John Wallis (Anh), Charles Michel Albe de L’epee (Pháp), Thomas Hopkin Gallaudet (Mĩ)...[3],[5]. Chẳng hạn như Juan Pablo Bonet đã sử dụng điệu bộ tự nhiên để dạy học sinh khiếm thính phát âm các từ qua 3 bước: Bước 1. Sử dụng điệu bộ tự nhiên để biểu đạt từ; Bước 2. Viết từ được biểu đạt ra; Bước 3. Dạy học sinh phát âm từ đó. [3],[5]. Hoặc John Wallis dạy phát âm cho học sinh khiếm thính bằng việc sử dụng chữ cái ngón tay. [3],[5]. . . Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu nói chung, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học nói riêng còn rất ít ỏi. Các công trình nghiên cứu đã công bố vẫn Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Liên hệ: Bùi Thị Anh Phương, e-mail: buianhphuongdhsp@gmail.com. 187 Bùi Thị Anh Phương tập trung chủ yếu vào những đặc trưng của ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, xây dựng vốn kí hiệu như nghiên cứu của các tác giả Vương Hồng Tâm, Đỗ Văn Ba, Lê Văn Tạc, Cao Xuân Mỹ. . . . Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất một số hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập cho giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục cho các em. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc. Ngôn ngữ kí hiệu bao gồm cả những cử chỉ điệu bộ thông dụng và hàng nghìn kí hiệu mà người điếc đã phát triển theo thời gian [2, 3]. Vào giữa những năm 1950, tiến sĩ ngôn ngữ học người Mĩ, William Stokoe [3, 6] là người đầu tiên chính thức nghiên cứu các kí hiệu của người điếc dưới góc độ một ngôn ngữ thực thụ. Ông khẳng định đó là một ngôn ngữ riêng, có quy luật, có các đặc tính riêng. Ông đã nghiên cứu và đưa ra năm thành tố cơ bản của ngôn ngữ kí hiệu: - Vị trí làm kí hiệu (Location); - Hình dạng bàn tay (Handshape); - Chuyển động của tay (Movement); - Chiều hướng của lòng bàn tay (Orientation); - Sự diễn tả không bằng tay (Non-manual). Năm thành tố mà William Stokoe đã đưa ra không chỉ đúng với ngôn ngữ kí hiệu Mĩ, mà đúng với bất kì ngôn ngữ kí hiệu nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các thành tố nà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính cấp tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0126 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 187-193 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU HỖ TRỢ TRONG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP TIỂU HỌC Bùi Thị Anh Phương Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thính nói riêng đang ngày càng được quan tâm. Đối với học sinh khiếm thính, hạn chế về khả năng nghe được xem là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn về ngôn ngữ nói. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em trong lớp hòa nhập. Dựa vào khó khăn đặc trưng này, hiện nay, nhiều trường hòa nhập dành cho học sinh khiếm thính đã sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Nội dung bài báo này đề cập đến việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong các lớp hòa nhập cho học sinh khiếm thính bao gồm: một số cách thức sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập, đề xuất một số hướng dẫn để thực hiện sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính. Từ khóa: Học sinh khiếm thính, ngôn ngữ kí hiệu, giáo dục hòa nhập, hỗ trợ, đánh vần bằng tay. 1. Mở đầu Những nghiên cứu về kết quả học tập của học sinh khiếm thính đã chỉ ra rằng: “Chính sự suy giảm thính lực là nguyên nhân chính hạn chế khả năng học tập của trẻ điếc chứ không phải là do môi trường học tập, đặc biệt là đối với trẻ điếc nặng và điếc sâu” [4]. Do đó, trong dạy học hòa nhập, bên cạnh việc sử dụng các cách thức hỗ trợ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của mức độ suy giảm thính lực ví dụ như trang bị thiết bị trợ thính, giảm tiếng ồn,. . . việc sử dụng phương thức giao tiếp cho phù hợp với học sinh cũng có vai trò quyết định. Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt về quan điểm và thực tiễn lựa chọn phương thức giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong dạy học cho học sinh khiếm thính. Trong dạy học bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ nói, giáo viên còn sử dụng kết hợp cả ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ. Trên thế giới, việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học học sinh khiếm thính đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu của Juan Pablo Bonet (Tây Ban Nha), John Wallis (Anh), Charles Michel Albe de L’epee (Pháp), Thomas Hopkin Gallaudet (Mĩ)...[3],[5]. Chẳng hạn như Juan Pablo Bonet đã sử dụng điệu bộ tự nhiên để dạy học sinh khiếm thính phát âm các từ qua 3 bước: Bước 1. Sử dụng điệu bộ tự nhiên để biểu đạt từ; Bước 2. Viết từ được biểu đạt ra; Bước 3. Dạy học sinh phát âm từ đó. [3],[5]. Hoặc John Wallis dạy phát âm cho học sinh khiếm thính bằng việc sử dụng chữ cái ngón tay. [3],[5]. . . Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu nói chung, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học nói riêng còn rất ít ỏi. Các công trình nghiên cứu đã công bố vẫn Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Liên hệ: Bùi Thị Anh Phương, e-mail: buianhphuongdhsp@gmail.com. 187 Bùi Thị Anh Phương tập trung chủ yếu vào những đặc trưng của ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, xây dựng vốn kí hiệu như nghiên cứu của các tác giả Vương Hồng Tâm, Đỗ Văn Ba, Lê Văn Tạc, Cao Xuân Mỹ. . . . Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất một số hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy học hòa nhập cho giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục cho các em. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc. Ngôn ngữ kí hiệu bao gồm cả những cử chỉ điệu bộ thông dụng và hàng nghìn kí hiệu mà người điếc đã phát triển theo thời gian [2, 3]. Vào giữa những năm 1950, tiến sĩ ngôn ngữ học người Mĩ, William Stokoe [3, 6] là người đầu tiên chính thức nghiên cứu các kí hiệu của người điếc dưới góc độ một ngôn ngữ thực thụ. Ông khẳng định đó là một ngôn ngữ riêng, có quy luật, có các đặc tính riêng. Ông đã nghiên cứu và đưa ra năm thành tố cơ bản của ngôn ngữ kí hiệu: - Vị trí làm kí hiệu (Location); - Hình dạng bàn tay (Handshape); - Chuyển động của tay (Movement); - Chiều hướng của lòng bàn tay (Orientation); - Sự diễn tả không bằng tay (Non-manual). Năm thành tố mà William Stokoe đã đưa ra không chỉ đúng với ngôn ngữ kí hiệu Mĩ, mà đúng với bất kì ngôn ngữ kí hiệu nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các thành tố nà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Học sinh khiếm thính Ngôn ngữ kí hiệu Giáo dục hòa nhập Hỗ trợ dạy học Đánh vần bằng tay Giáo dục tiểu họcTài liệu liên quan:
-
37 trang 473 0 0
-
31 trang 384 0 0
-
2 trang 300 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 285 0 0 -
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 253 1 0 -
5 trang 196 0 0
-
7 trang 168 0 0
-
87 trang 148 0 0
-
3 trang 140 0 0
-
40 trang 125 0 0