Danh mục

Sử dụng phương pháp nghiên cứu và triển khai trong nghiên cứu mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên ở các trường cao đẳng sư phạm khu vực miền Trung - Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.24 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sử dụng phương pháp nghiên cứu và triển khai trong nghiên cứu mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên ở các trường cao đẳng sư phạm khu vực miền Trung - Việt Nam trình bày việc tìm hiểu các yếu tố của năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên; Xây dựng và phát triển mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên; Kiểm tra tính hiệu quả của mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực miền Trung - Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu và triển khai trong nghiên cứu mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên ở các trường cao đẳng sư phạm khu vực miền Trung - Việt Nam SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHU VỰC MIỀN TRUNG - VIỆT NAM LÊ ĐỨC QUẢNG Đại học Rajabhat Sakon Nakhon - Thái Lan NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị Tóm tắt: Nghiên cứu này thực hiện theo phương pháp Nghiên cứu và Phát triển (Research and Development: R&D), tiến hành qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Xác định phạm vi và các yếu tố của năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên; Giai đoạn 2: Thiết kế và cải tiến mô hình phát triển; Giai đoạn 3: Thực nghiệm và kết luận kết quả thực nghiệm. Phân tích dữ liệu bằng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Mục đích của nghiên cứu này là: 1) Tìm hiểu các yếu tố của năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên; 2) Xây dựng và phát triển mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên; 3) Kiểm tra tính hiệu quả của mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực miền Trung - Việt Nam. Từ khóa: mô hình; năng lực lãnh đạo; lãnh đạo giảng dạy; sử dụng; nghiên cứu và phát triển. 1. GIỚI THIỆU Nghiên cứu và Phát triển (Research and Development: R&D) là một trong những phương pháp nghiên cứu mang lại nhiều hiệu quả và được phổ biến rộng rãi ở các trường đại học trên thế giới, nhằm giải quyết các vấn đề hoặc phát triển chất lượng của một đơn vị kinh doanh hoặc một đơn vị giáo dục. Trong cuộc sống cũng như trong công việc luôn nảy sinh những vấn đề mới, những thách thức mới, những khó khăn mới đòi hỏi con người cần phải giải quyết. Việc giải quyết những vấn đề mới muốn có hiệu quả cao thì không thể dựa vào tiền lệ nên buộc phải sáng tạo. Tính sáng tạo được thể hiện một cách phong phú, đa dạng với nhiều cách thức, hình thức khác nhau người ta có thể đưa ra một lý thuyết mới, triết lý mới, mô hình mới, nguyên tắc mới để dựa vào đó mà giải quyết các vấn đề bức thiết của thực tiễn mà các cách làm cũ đã hoàn toàn bất lực. Hoặc dựa vào các ý tưởng mới, cách làm mới của người đi trước nhưng chưa thành công mà cải tiến, cải tạo theo hướng khoa học hơn, hợp lý hơn. Để khẳng định sự sáng tạo của mình là đúng đắn, là phù hợp, là tối ưu thì các kết quả đưa ra phải được kiểm chứng, chứng minh bằng chính thực tiễn đã được áp dụng mô hình lý thuyết hoặc nguyên tắc đó. Nếu kết quả đạt được mà không như mong muốn thì buộc phải đi tìm nguyên nhân và đề ra cách khắc phục đến khi hoàn hảo sẽ đưa ra áp dụng, vận dụng một cách phổ biến, đại trà. 421 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Tanet Khamcot (2007) đã phân loại phương pháp Nghiên cứu và Triển khai thành 2 loại gồm: Nghiên cứu Phát triển (Developmental Research) và Nghiên cứu và Triển khai (Research and Development). Trong đó Nghiên cứu Phát triển là nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu sự thay đổi của một biến số hoặc nhóm biến số. Còn loại Nghiên cứu và Triển khai nhằm tạo ra nguyên tắc, đường lối, phương pháp hoặc sáng chế, nhằm đưa vào sử dụng để phát triển con người, đơn vị hoặc tổ chức. Quá trình triển khai bao gồm ba giai đoạn là: giai đoạn tìm hiểu vấn đề, giai đoạn sáng tạo phương pháp hoặc sáng chế để giải quyết vấn đề và giai đoạn thực nghiệm phương pháp hoặc sáng chế đã lựa chọn. Theo Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp triển khai (technological experimental development, cũng gọi là experimental development, nói tắt là development), còn gọi là triển khai thực nghiệm, là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu (prototype) với những tham số khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn: - Tạo vật mẫu (prototype), là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy trình sản xuất và quy mô áp dụng. - Tạo công nghệ còn gọi là giai đoạn “làm pilot”, là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu (prototype) vừa thành công trong giai đoạn thứ nhất. - Sản xuất thử loạt nhỏ, còn gọi là sản xuất “Série 0” (Loạt 0). Đây là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ, thường gọi là quy mô sản xuất bán đại trà, còn được gọi là quy mô bán công nghiệp. Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu xã hội: chế tạo mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; thử nghiệm m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: