Danh mục

Sử dụng thuốc trừ cỏ đúng cách

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.10 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cỏ dại là đối tượng dịch hại gây hại nghiêm trọng cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa quốc tế IRRI, thì cỏ dại có thể gây hại làm giảm năng suất lúa từ 50% - 70%. Ngoài ra cỏ dại còn là ký chủ trung gian của rầy nâu, nấm bệnh, là nơi cư trú của chuột... Vì vậy việc phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng là rất cần thiết để bảo vệ năng suất cho cây trồng . Hiện nay, trên đồng ruộng của tỉnh có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng thuốc trừ cỏ đúng cách Sử dụng thuốc trừ cỏ đúng cáchCỏ dại là đối tượng dịch hại gây hại nghiêm trọng cho câytrồng nói chung và cây lúa nói riêng. Theo kết quả nghiêncứu của Viện lúa quốc tế IRRI, thì cỏ dại có thể gây hạilàm giảm năng suất lúa từ 50% - 70%. Ngoài ra cỏ dạicòn là ký chủ trung gian của rầy nâu, nấm bệnh, là nơi cưtrú của chuột... Vì vậy việc phòng trừ cỏ dại trên đồngruộng là rất cần thiết để bảo vệ năng suất cho cây trồng .Hiện nay, trên đồng ruộng của tỉnh có nhiều loại cỏ dạinhư cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác, cỏ raumác, cỏ rau bợ... Để quản lý cỏ dại có hiệu quả trong vụsản xuất đông xuân 2011 - 2012, nông dân cần sử dụngcác loại thuốc trừ cỏ đúng cách và thực hiện các biệnpháp canh tác hợp lý.Đối với lúa gieo, cần cày lật gốc rạ sớm, dùng máy lồngtrục để cỏ dại, gốc rạ, lúa chét vùi sâu trong đất. Áp dụngphương pháp sạ hàng và gieo mật độ thích hợp từ 3 - 3,5kg giống/sào để tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tốt,cạnh tranh với cỏ dại. Điều chỉnh mực nước hợp lý saukhi phun thuốc, tránh không để ruộng khô nứt nẻ, tạo điềukiện cho hạt cỏ mọc.Sử dụng giống lúa thuần chủng, có phẩm cấp như giốngxác nhận (cấp 1) tỷ lệ nảy mầm cao, đạt trên 90%, nhằmtạo cho cây lúa ở giai đoạn đầu sinh trưởng phát triển tốt,lấn át cỏ dại trong ruộng lúa. Thóc giống trước khi đưavào ngâm ủ cần phơi lại nắng nhẹ để loại bỏ hạt lép lửng,hạt cỏ. Đây là biện pháp có hiệu quả trong việc loại trừ cỏdại lẫn theo hạt giống khi thu hoạch ở vụ trước.Khi sử dụng thuốc trừ cỏ cần thực hiện theo nguyên tắc 4đúng là dùng đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng liều lượng,nồng độ và phun đúng cách. Dùng đúng loại thuốc diệt cỏlà tùy theo từng loại cỏ dại có trong ruộng để chọn đúngloại thuốc, nếu cỏ dại mọc từ hạt như cỏ đuôi phụng, cỏcháo, cỏ chát... thì dùng các loại thuốc trừ cỏ tiền nảymầm như: Sofit 300ND, Dibuta60EC, Prefit 300 EC,Bebu 30 WP, Vỉrisi 25SC...Nếu do điều kiện thời tiết hay lý do khác mà không phunđược thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sớm thì dùng các loạithuốc trừ cỏ hậu nảy mầm như: Tempest 36WP, Ankill,Ekill 37WDG... Dùng thuốc cỏ đúng lúc là sau khi đã xácđịnh loại cỏ và chọn đúng loại thuốc thì phải phun thuốcđúng theo khuyến cáo về thời gian phun của nhà sản xuấtnhư các loại thuốc tiền nảy mầm phun sau khi sạ từ 1 - 3ngày (giai đoạn này cỏ chưa hoặc đang nảy mầm).Các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm phun sau gieo từ5 - 7 ngày, tùy theo tình hình thời tiết nắng ấm hay nhiệtđộ thấp kéo dài, tác động đến sự phát triển của cỏ dại, cóthể phun khi cây cỏ đã mọc từ 1,5 - 2 lá. Đối với thuốchậu nảy mầm muộn thì phun sau khi gieo từ 8 - 15 ngày(khi cỏ có từ 2 - 3 lá) không phun thuốc lúc trời sắp mưa,khi nhiệt độ dưới 16 độ C. Dùng thuốc cỏ đúng liềulượng, nồng độ, tức là mỗi loại thuốc khác nhau thì cólượng hoạt chất diệt cỏ khác nhau, nên khi sử dụng cầnchú ý lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích.Ví dụ dùng loại Sofit 300 ND thì pha 50 ml thuốc vàobình bơm 16 lít hay 2 bình bơm 8 lít nước phun cho 1 sào,thuốc Sirius 10WP pha 1 gói 10 gam cho bình bơm 8 lítnước và phun 2 bình cho 1 sào. Nếu pha liều lượng, nồngđộ cao hơn quy định thì ảnh hưởng đến sinh trưởng củacây lúa giai đoạn mạ và đẻ nhánh như bị cháy lá, cây bị dịhình... nếu pha liều lượng, nồng độ thấp hơn quy định thìhiệu quả trừ cỏ của thuốc thấp.

Tài liệu được xem nhiều: