Danh mục

Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học đại học: Cơ hội và thách thức

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.25 KB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này phân tích tác động của AI đối với dạy học đại học trong bối cảnh Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của AI trong giảng dạy và đề xuất các khuyến nghị dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học đại học: Cơ hội và thách thức SỬ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Hương1Tóm tắt: Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dục.AI hỗ trợ sinh viên và giáo viên trong các nhiệm vụ giáo dục và có thể thay thế một số vai tròtruyền thống. Nghiên cứu này phân tích tác động của AI đối với dạy học đại học trong bối cảnhCuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của AItrong giảng dạy và đề xuất các khuyến nghị dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu. Kếtquả cho thấy AI mang lại lợi ích như cá nhân hóa học tập và tự động hóa quản lý, nhưng cũng đặt rathách thức như nguy cơ thay thế vai trò của giáo viên và ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinhviên. Nghiên cứu đề xuất đào tạo kỹ năng sử dụng AI cho giáo viên và sinh viên, phát triển chínhsách và quy định phù hợp và thúc đẩy nghiên cứu liên ngành về AI. Tuy nhiên, nghiên cứu này cònmột số giới hạn như phạm vi khảo sát chưa rộng và thiếu nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứngcác giải pháp. Việc ứng dụng AI trong giáo dục còn mới và cần thời gian để đánh giá toàn diện cáctác động lâu dài.Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, AI, dạy học đại học UTILIZING ARTIFICIAL INTELLIGENCE IN HIGHER EDUCATION: OPPORTUNITIES AND CHALLENGESAbstract: The rapid development of artificial intelligence (AI) has significantly impactededucation. AI supports students and teachers in educational tasks and can potentially replace sometraditional roles. This study analyzes the impact of AI on university teaching in the context of theFourth Industrial Revolution, highlighting the strengths, weaknesses, opportunities, and challengesof AI in teaching, and proposes recommendations based on a synthesis and analysis of variousdocuments. The results show that AI brings benefits such as personalized learning and automatedmanagement but also poses challenges like the risk of replacing teachers roles and affectingstudents learning activities. The study suggests training in AI skills for teachers and students,developing appropriate policies and regulations, and promoting interdisciplinary research on AI.However, the study has some limitations, such as a limited survey scope and a lack of experimentalresearch to verify the proposed solutions. The application of AI in education is still new andrequires time to fully assess its long-term impacts.Keywords: Artificial Intelligence, AI higher education teaching1. ĐẶT VẤN ĐỀ AI đã phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực và thúc đẩynhững thay đổi mang tính cách mạng trong các ngành công nghiệp, làm thay đổi căn bản cáchchúng ta sống và làm việc (Saaida M.B.E., 2023). Trong bối cảnh này, giáo dục đại học cũng chịuảnh hưởng đáng kể từ tiềm năng của AI. Các trường đại học hiện đang tích cực khám phá việc tíchhợp AI vào hoạt động giảng dạy và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Hiện nay, AI được sử dụng rộng rãi trong DHĐH để hỗ trợ và tối ưu hóa các nhiệm vụ giáodục. Các công cụ AI giúp cá nhân hóa quá trình học tập, tự động hóa các công việc quản lý và cungcấp các phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu quả giảng dạy (Saaida M.B.E., 2023). Tuy nhiên, sự lan1. Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Thủ Dầu Một (Learning Resource Center, Thu Dau Mot University). Corresponding email: huongnt@tdmu.edu.vn. 515tỏa của AI trong DHĐH không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức, bao gồm: bảo vệdữ liệu và quyền riêng tư, nguy cơ thay thế vai trò của giáo viên (Saaida M.B.E., 2023) và các vấnđề đạo đức liên quan đến quyền riêng tư và sự công bằng trong giáo dục (Chan C.K.Y., 2023). Phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng AI trong dạy học đại học, đặc biệt là tác độngđối với sinh viên và giáo viên. Đối tượng nghiên cứu gồm các trường đại học, giảng viên và sinhviên đang áp dụng AI trong dạy và học. Tác động của AI được xem xét từ nhiều khía cạnh, bao gồmhiệu quả giảng dạy, động lực học tập của sinh viên và thay đổi vai trò của giáo viên, dựa trênphương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Nghiên cứu đóng góp về lý luận bằng cách mở rộng hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đếntích hợp AI vào dạy học đại học. Về thực tiễn, nghiên cứu cung cấp khuyến nghị cụ thể để hỗ trợcác trường đại học áp dụng AI hiệu quả và bền vững.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Định nghĩa Có nhiều quan điểm khác nhau về AI và DHĐH, trong bài viết này, tác giả đưa ra một số địnhnghĩa trên thế giới và trong nước như sau:2.1.1. Trí tuệ nhân tạo Hayani, Evi Aprilia Sari và Sukiman (2021) cho rằng: “AI được định nghĩa là trí tuệ được thểhiện bởi một thực thể nhân tạo” (Hayani A., Sari E.A., Sukiman, 2021). Boucher (2020) định nghĩa: “AI được định nghĩa là một tập hợp các hệ thống biểu thị hành vithông minh bao gồm phân tích môi trường và khả năng hành động, với một số quyền tự chủ, để đápứng các mục tiêu đã định trước” (Philip B., 2020). Hoặc: “AI thuộc về khoa học máy tính và đượcgán hoàn toàn cho các máy móc, máy tính” (Yunhe P., 2016); “AI được thiết kế để giải quyết cácnhiệm vụ cụ thể trong tất cả các lĩnh vực hoạt động được thực hiện bởi con người” (Spyros M.,2017). Nói cách khác, “AI là phiên bản tự động của trí thông minh của con người” (Fenwick A. &Molnar G., 2022). Tóm lại, AI bao gồm việc phát triển máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu trí tuệcon người, như hiểu ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng mẫu và ra quyết định. Điều này được đạt được quacác phương pháp như hệ thống dựa trên quy tắc, hệ thống chuyên gia, học máy và học sâu.2.1.2. Dạy học đại học Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức (2017): “Dạy học ở đại học là quá trình hoạt độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: