Danh mục

Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh tiểu học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 816.61 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử dụng trò chơi ngôn ngữ là một biện pháp hiệu quả trong dạy học tiếng Việt, phù hợp với đặc điểm hứng thú và nhận thức của trẻ. Sử dụng trò chơi hợp lí sẽ góp phần nâng cao năng lực học sinh. Bài viết này nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn trò chơi để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh tiểu học; qua đó, đề xuất sử dụng ba trò chơi tiêu biểu giúp tăng cường sáng tạo trong lựa chọn, huy động, tạo lập từ ngữ và cách diễn đạt khi giao tiếp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh tiểu học HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0179 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 21-28 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Trần Hoài Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sử dụng trò chơi ngôn ngữ là một biện pháp hiệu quả trong dạy học tiếng Việt, phù hợp với đặc điểm hứng thú và nhận thức của trẻ. Sử dụng trò chơi hợp lí sẽ góp phần nâng cao năng lực học sinh. Bài viết này nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn trò chơi để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh tiểu học; qua đó, đề xuất sử dụng ba trò chơi tiêu biểu giúp tăng cường sáng tạo trong lựa chọn, huy động, tạo lập từ ngữ và cách diễn đạt khi giao tiếp. Từ khóa: Trò chơi ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, Tiếng Việt tiểu học. 1. Mở đầu 1.1. Những năm gần đây, lí thuyết trò chơi đang ngày càng được quan tâm và vận dụng phổ biến vào nhiều lĩnh vực. Bennett và Miles (2011) cho rằng ai trong chúng ta cũng đều đang tham gia một trò chơi của cuộc sống [1]. Theo nghĩa ấy, học tập – xét về một khía cạnh nào đó – là một dạng trò chơi đặc biệt đòi hỏi tư duy, suy ngẫm, liên tưởng. Lê Thị Lan Anh (2017) dẫn lại quan điểm của nhà sư phạm nổi tiếng Crupxkaia: “Trò chơi học tập không những là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí mà còn giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn học trong lúc chơi. Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc” [2; 39]. Riêng với Tiếng Việt ở tiểu học, mặc dù có nhiều loại hình trò chơi nhưng trò chơi ngôn ngữ có thể xem là đặc thù hơn cả, gắn bó trực tiếp với tính chất của bộ môn. Đó là dạng trò chơi lấy ngôn ngữ làm phương tiện chủ yếu, giúp phân biệt với trò chơi vận động, trò chơi chiến thuật,... Trong khi chơi, ngôn ngữ không chỉ là yếu tố cấu trúc nên hoạt động mà bản thân nó còn là đối tượng tạo ra hoạt động. 1.2. Trong nhiều năm, sáng tạo được nhìn nhận như một phẩm chất riêng có của các thiên tài. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ thế kỉ XX đã cho thấy sáng tạo thuộc về mọi cá nhân. Eysenck (1996) định nghĩa sáng tạo là khả năng tạo ra ý tưởng, thông tin, sáng chế hoặc những sản phẩm mới, độc đáo, được các chuyên gia chấp nhận là có giá trị về mặt khoa học, thẩm mĩ, xã hội, kĩ thuật [3; 199]. Đỗ Ngọc Miên (2014) trích quan niệm của Vygosky cho rằng sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được cái gì mới, bất kể cái được tạo ra ấy là một vật cụ thể hay là sản phẩm của trí tuệ. Còn theo Guilford (Mỹ) thì dấu hiệu của một người có tư duy sáng tạo là họ biết tìm kiếm và thể hiện những phương pháp lôgíc trong tình huống có vấn đề, sử dụng các phương pháp mới mẻ khác nhau khi giải quyết nhiệm vụ. Sáng tạo vì thế là một thuộc tính của tư duy, một phẩm chất của quá trình tư duy [4; 15-16]. Ở Việt Nam, Trần Hiệp, Đỗ Long (1990) nhận định sáng tạo là hoạt động tạo lập phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần; đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, có động cơ, tri thức, kĩ năng và với Ngày nhận bài: 9/6/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 1/12/2018. Tác giả liên hệ: Trần Hoài Phương. Địa chỉ e-mail: phuongvan13@gmail.com. 21 Trần Hoài Phương điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo [6; 34]. Trong khi đó, Nguyễn Huy Tú (1996) nhấn mạnh sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Người sáng tạo gạt bỏ các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới mẻ và thích hợp [7; 5]. Quá trình này là tổ hợp phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Trên cơ sở đề cao ý nghĩa của sáng tạo và năng lực sáng tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2017) đặt năng lực sáng tạo (cùng với giải quyết vấn đề) là một trong những năng lực chung với biểu hiện cơ bản như sau: nhận ra ý tưởng mới (biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn); hình thành và triển khai ý tưởng mới (dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện); tư duy độc lập (nêu thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót) [8; 44-45]. 1.3. Vygosky (1985) cho rằng một trong nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều: