Danh mục

Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường Trung học phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường Trung học phổ thông trình bày: Chất lượng của việc dạy học Lịch sử, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT, giáo viên cần phải đa dạng hóa cách thức giảng dạy nhằm tăng sự hứng thú và hiệu quả giảng dạy,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường Trung học phổ thôngSỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬVIỆT NAM (1945 -1954) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGNGUYỄN THÀNH NHÂN - PHẠM THỊ ÁI VÂNTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Những năm gần đây, việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPTđang được toàn xã hội quan tâm, nhất là vấn đề chất lượng và sự hứng thúcủa học sinh đối với việc học tập bộ môn. Để nâng cao chất lượng của việcdạy học Lịch sử, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ởtrường THPT, giáo viên cần phải đa dạng hóa cách thức giảng dạy nhằmtăng sự hứng thú và hiệu quả giảng dạy. Trong những cách thức ấy, sử dụngtrò chơi lịch sử là biện pháp có ưu thế. Tuy nhiên, hiểu thế nào là trò chơilịch sử? Vai trò của việc thiết kế và sử dụng trò chơi lịch sử trong dạy học?Các nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết kế trò chơi lịch sử? Những trò chơi lịchsử nào có thể sử dụng trong dạy học?… là những vấn đề sẽ được giải quyếttrong bài viết này.Sử dụng trò chơi trong dạy học (DH) nói chung, dạy học Lịch sử (DHLS) nói riêng làmột trong những biện pháp quan trọng để tạo hứng thú học tập cho học sinh (HS), gópphần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Tuy nhiên, DHLS ở trường THPT hiện naycho thấy, việc tổ chức trò chơi chưa được giáo viên (GV) quan tâm đúng mức, lúng túngtrong việc thiết kế và sử dụng các trò chơi lịch sử (TCLS) phục vụ dạy học. Đa số còncho rằng HS học sách giáo khoa và bài giảng cũng đã mất nhiều thời gian nên khôngnhất thiết tổ chức các hoạt động dạy học bổ trợ khác. Vì vậy, đa số HS chỉ biết các sựkiện lịch sử một cách khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu sự hấp dẫn, làm giảm hứng thúhọc tập đối với bộ môn. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp DHLS ở trườngTHPT hiện nay, theo chúng tôi, GV phải xem việc thiết kế và sử dụng các trò chơi trongDHLS là cần thiết. Bài viết này sẽ đề cập đến vai trò của việc sử dụng trò chơi trongDHLS; các nguyên tắc của việc thiết kế và sử dụng TCLS; giới thiệu một số TCLS giúpGV có thể vận dụng khi DHLS ở trường THPT.1. VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ỞTRƯỜNG THPTTheo quan điểm của Nguyễn Khắc Viện, chơi là một hoạt động có hứng thú, giúp HSphát huy một năng lực nào đó và giúp các em tự khẳng định mình. Nó đòi hỏi những cốgắng không kém, có khi hơn cả việc lao động, hoạt động chân tay hay trí tuệ [4, 66]. Tròchơi là hình thức tổ chức chơi. Trò chơi và học tập - nhận thức đều có mục đích, nộidung và các quy định chung như nhau. Nhưng nội dung, các quy định của bài tập nhậnthức được đặt ra một cách nghiêm túc, bắt buộc và hoàn toàn rõ ràng, còn khi chơi HSkhông ý thức là mình đang nhận thức. Nhiệm vụ nhận thức, các quy định chung khôngđặt ra trực tiếp mà chuyển tới các em qua việc thực hiện các hành động chơi: nội dungTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 125-132126NGUYỄN THÀNH NHÂN - PHẠM THỊ ÁI VÂNnhận thức chính là nội dung chơi. Trong khi chơi, HS phát triển những hiểu biết, nănglực nhận thức của mình một cách nhẹ nhàng, thú vị và không chú ý.“Toàn bộ cuộc sống của HS, đó là trò chơi - như Macarencô đã viết - Trẻ con say mê tròchơi và phải thỏa mãn nhu cầu đó của nó. Chúng ta không những phải tạo cho nó có thìgiờ để chơi mà còn phải làm cho toàn bộ cuộc sống của nó được nuôi dưỡng bằng tròchơi này” [3, tr. 6]. Hơn thế nữa, theo A.M.Gorơki, “lao động và học tập kết hợp với hoạtđộng vui chơi, sẽ góp phần hình thành tính cách, phát triển ý chí và trí tuệ” [3, tr. 8]. Việcsử dụng “trò chơi học tập” là một biện pháp nhằm thực hiện tư tưởng “học mà chơi, chơimà học” trong nhà trường. “TCLS không đòi hỏi HS phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâuvà kĩ, như trong thi tìm hiểu lịch sử mà dựa vào vốn hiểu biết sẵn có của người tham dự,sự thông minh nhanh trí và tiến hành dưới các hình thức vui chơi” [2, tr. 224].TCLS góp vào việc giúp HS nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử khách quan.Chính vì thế, việc thiết kế và sử dụng các TCLS trong DHLS có một vai trò quan trọng.TCLS là biện pháp giúp HS phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực học tậpbộ môn:- Thứ nhất, nó là một biện pháp quan trọng giúp HS nắm vững tài liệu LS. “Trongkhi chơi, HS không những có thể nhớ lại niên đại, tên người, tên địa điểm,…, củngcố những biểu tượng liên hệ với nhau về thời gian, nắm vững hơn tài liệu, biểu đồvà minh họa trong sách giáo khoa” [3, tr. 54]. Đồng thời, có thể giúp HS hiểu sâuhơn những vấn đề khác nhau trong quá trình học tập, giúp HS mở rộng tầm mắt,làm cho kiến thức thêm phong phú.- Thứ hai, nó là một biện pháp quan trọng giúp HS phát triển năng lực tư duy.“Trong tiến trình trò chơi, HS trở nên hoạt động, say sưa tìm kiếm các câu trả lờitrong sách và bắt đầu tư duy” [3, tr. 7]. Để thực hiện các yêu cầu của trò chơi, HSkhông chỉ ghi nhớ một cách máy móc, đơn thuần những điều đã biết mà phải độngviên toàn bộ kiến thức, suy nghĩ, lựa chọn những điều phù hợp… TCLS còn giúpHS tự tin, năng động hơn trong các hoạt động tập thể, “rèn luyện được thói quentrả lời rõ ràng, ngắn gọn” [3, tr. 54].- Thứ ba, nó là một biện pháp quan trọng gợi lên ở học sinh những tình cảm tốt đẹp.Nó làm cho HS vui sướng, sảng khoái, hứng thú. Đồng thời, nó “còn tạo nênkhông khí thi đua lành mạnh” [3, tr. 7].Ngoài ra, thông qua việc thiết kế và sử dụng TCLS trong giảng dạy, GV có thể thựchiện mục đích quan trọng là tiến hành “sự ôn tập thường xuyên” cho HS - “việc ôn tậpthường xuyên, để khỏi quên, để không có một điều cần thiết nào lại cứ bị quên đi quênlại” như nhà giáo dục K. Đ. U-sin-xki đã yêu cầu [3, tr. 36].Tóm lại, việc thiết kế và sử dụng TCLS có thể xem là sự tiếp tục độc đáo việc học tậpLS dưới hình thức trò chơi. Việc thiết kế và sử dụng các trò chơi đa dạng, dựa trên tàiliệu giáo khoa vừa giúp HS nhận thức được lịch sử trong sự phong phú và sinh động,vừa tạo điều kiện cho HS ôn tập nhiều lần, dưới nhiều dạng khác nhau về những điều đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: