Cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể, nhất là cơ thể trẻ em là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, cung cấp như thế nào để cơ thể của trẻ hấp thụ được tốt nhất, hợp lý nhất không phải phụ huynh nào cũng biết và không ít người có cái nhìn lệch lạc. Bác sĩ Ánh Tuyết (hiện công tác tại khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Gia Định) trong chuyên mục sức khỏe sẽ tư vấn cho các bậc phụ huynh những kiến thức cơ bản cần thiết về việc sử dụng vitamin cho trẻ đúng cách.Vai trò...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng vitamin đúng cách Sử dụng vitamin đúng cách Cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể, nhất là cơ thể trẻ em là điều rất cầnthiết. Tuy nhiên, cung cấp như thế nào để cơ thể của trẻ hấp thụ được tốt nhất, hợplý nhất không phải phụ huynh nào cũng biết và không ít người có cái nhìn lệch lạc. Bác sĩ Ánh Tuyết (hiện công tác tại khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Gia Định)trong chuyên mục sức khỏe sẽ tư vấn cho các bậc phụ huynh những kiến thức cơbản cần thiết về việc sử dụng vitamin cho trẻ đúng cách. Vai trò của vitamin Vitamin là những hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể, nhưng cơ thểkhông tự tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Với liều lượng rất nhỏ, nhưng vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sựsống của con người: đó là những chất xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóacác chất trong cơ thể. Nhu cầu hàng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, tùy thuộc vàotừng lứa tuổi, nhưng nếu thiếu sẽ gây những rối loạn trầm trọng và là nguyên nhâncủa nhiều căn bệnh nguy hiểm, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Tác hại của thiếu vitamin Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt làm trẻ bị khô mắt, nhẹ thì quánggà, nặng thì gây loét, thủng giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra thiếuvitamin A cũng còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩnđường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 làm cho trẻ bị phù, viêm các dây thần kinh làm cho trẻ cócác triệu chứng tê bì, chậm tiêu hóa và các rối loạn cảm giác khác. Thiếu vitamin B6 đơn độc thường chỉ gặp trong bệnh khuyết tật do ditruyền. Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu có hồng cầu khổng lồ, chán ăn, mệtmỏi, sụt cân. Đôi khi có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máuvà các dấu hiệu thần kinh khác như có cảm giác kiến bò, giảm xúc giác. Thiếu vitamin C gây bệnh Scorbut dễ chảy máu ở dưới da và niêm mạc,làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin D làm trẻ mắc bệnh còi xương. Thiếu vitamin K làm trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt có thể gây xuất huyếtnão, màng não ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Tâm lý bổ sung vitamin cho trẻ của các bà mẹ, có cần thiết ko? Trẻ em bình thường nếu không có bệnh tật nào, được bú mẹ và ăn uống đầyđủ thì thường không thiếu vitamin, do vậy không cần phải bổ sung thêm bằng cácthuốc có chứa hỗn hợp các loại chất này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thiếu vitamin có thể xảy ra dobệnh lý, vì vậy cần bổ sung các hợp chất cung cấp vitamin. Các nguyên nhân gây thiếu vitamin Do cung cấp thiếu: Gặp ở các trẻ sống trong những gia đình kinh tế khó khăn nên bữa ăn chotrẻ không bảo đảm chất lượng. Do ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày thiếu vitamin B1. Rau quả để bịhéo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Do chế biến thức ăn không đúng nh ư đun đi đunlại nhiều lần. Do các tục lệ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ không được búsữa mẹ... Do mắc một số bệnh lý: Những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnhvề gan, mật... là những trẻ hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rétcó thể gây thiếu vitamin B1 và tình trạng thiếu vitamin B1 có thể làm phức tạpthêm bệnh sốt rét. Các nguyên nhân khác: Gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh do nhu cầu vitaminquá cao so với sự cung cấp của chúng ta hàng ngày. Cung cấp vitamin cho trẻ liều lượng phù hợp như thế nào? Người dùng cần biết đến chỉ số US.RDA (chỉ số này đối với từng vitaminvà vi chất dinh dưỡng thường được ghi trên hộp thuốc), thận trọng với các chếphẩm có hàm lượng trên 5 lần liều cho phép theo nhu cầu hằng ngày. Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượngrất cao, như vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg (cao gấp 800-1.600% nhu cầuhằng ngày), vitamin C 1.000mg, nguyên tố kẽm 100mg (cao gấp 330-660% nhucầu hằng ngày)... khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định củathầy thuốc. Các bậc phụ huynh khi sử dụng vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạngphối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt r õ ràng công thức cho trẻem dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi. Vitamin là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc,thịt, cá...), nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, khôngrối loạn hấp thụ ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung. Tuy nhiên, việc quảng cáo quá mức về thuốc bổ, vitamin và các vi chấtdinh dưỡng đang làm tình trạng lạm dụng thuốc lan tràn, phổ biến hơn, gây nhữngtai biến khó lường do... thừa vitamin và vi chất dinh dưỡng. Các nguy hiểm gì khi cung cấp vitamin quá liều? Thừa vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể trẻ, chẳng hạn như: Thừa vitamin A có thể gây ...