SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 529.74 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong đời sống phôi thai, sự phát triển của các hệ tiết niệu và sinh dục có liên quan mật thiết với nhau, các bộ phân cấu tạo của hệ này được hệ kia sử dụng để phát triển. Cả 2 hệ đều được phát triển từ một dải trung bì trung gian nằm dọc theo thành sau khoang bụng từ vùng đầu đến vùng đuôi phôi và các ống bài xuất đều đổ vào một khoang chung là ổ nhớp. Bởi vậy, người ta thường nghiên cứu đồng thời sự phát triển của hệ tiết niệu với hệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC Trong đời sống phôi thai, sự phát triển của các hệ tiết niệu và sinh dục có liên quan mật thiết với nhau, các bộ phân cấu tạo của hệ này được hệ kia sử dụng để phát triển. Cả 2 hệ đều được phát triển từ một dải trung bì trung gian nằm dọc theo thành sau khoang bụng từ vùng đầu đến vùng đuôi phôi và các ống bài xuất đều đổ vào một khoang chung là ổ nhớp. Bởi vậy, người ta thường nghiên cứu đồng thời sự phát triển của hệ tiết niệu với hệ sinh dục. I. SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU 1. Phát triển của thận và niệu quản Thận và niệu quản phát sinh từ 2 dải trung bì trung gian gọi là dải sinh thận, nằm dọc mỗi bên từ vùng đầu đến vùng đuôi phôi và xen vào giữa các khúc nguyên thủy và trung bì bên. Mỗi dải ấy, dọc theo chiều dài và theo hướng đầu- đuôi, theo thứ tự thời gian sẽ lần lượt biệt hóa thành 3 cơ quan khác nhau: tiền thận, trung thận và hậu thận. 1.1. Tiền thận Từ tuần thứ 3, thứ tự theo hướng đầu- đuôi, dải sinh thận ở vùng cổ phân đốt tạo ra những đốt thận. Sự phân đốt của 2 dải sinh thận ở vùng cổ, phần tiền thận tạo ra khoảng 7 đôi đốt thận(H. 1A). Mỗi đốt thận phát triển th ành một cái túi dài ra tạo thành một ống ngang gọi là ống tiền thận ngang có một đầu (đầu gần) kín và lõm vào thành một cài bao hình đài hoa có thành kép (gồm 2 lá), giữa 2 lá là một khoang kín. Những nhánh nhỏ của động mạch chủ l ưng xâm nhập vào bao đó tạo ra cuộn mao mạch. Cái bao đó và cuộn mao mạch tạo thành một tiểu cầu thận trong. Ở thành sau của khoang cơ thể, những cuộn mao mạch cũng được tao ra đẩy thành sau khoang cơ thể lồi vào khoang đó tạo thành những tiểu cầu thận ngoài (H. 2). Ðầu xa của ống tiền thận ngang nối với những đầu của những ống phía dưới về phía đuôi phôi tạo thành một ống tiền thận dọc. Khi ống tiền thận ở phía đuôi phôi phát triển thì ống tiền thận nằm ở gần vùng đầu phôi bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa rồi biến đi. Ðến cuối tuần thứ 4, tiền thận thoái hóa và biến đi hoàn toàn (H. 1B). 1.2. Trung thận Ở vùng ngực, thắt lưng và xương cùng của phôi, trung bì trung gian tách khỏi khoang cơ thể , mất tính chất phân thành từng đốt gọi là dải sinh thận. Ở các vùng này, những tiểu cầu thận ngoài không được tạo ra. Trung thận phát triển ngay phía đuôi của tiền thận. Thực ra, dải sinh thậ n (phần trung thận) phân đốt không hoàn toàn và sẽ tạo ra 2- 3 đốt thận trong khoảng tương đương với một khúc nguyên thủy. Cũng giống như ở tiền thận, trong mỗi đốt thận của trung thận, đoạn gần cũng tạo ra một ống thận ngang để hình thành nên một tiểu cầu thận và đoạn xa dài ra, quặt về phía đuôi và nối với nhau tạo ra ống trung thận dọc mở vào ổ nhớp. Vào khoảng giữa tháng thứ 2, trung thận là một cơ quan lớn hình trứng, nằm ở 2 bên của đường giữa và lồi vào khoang cơ thể. Lúc này, mầm của tuyến sinh dục được hình thành và nằm ở phía bên của trung thận, được ngăn cách với trung thận bới mào niệu- sinh dục, biểu mô khoang cơ thể phủ lên mào này tạo thành mạc treo niệu- sinh dục (H. 3). Cuối tháng thứ 2, đại đa số các trung thận ngang và toàn bộ tiểu cầu thận của trung thận đều biến mất. Chỉ còn sót lại một số ít ống ở phía đuôi, nằm bên cạnh mầm tuyến sinh dục. Sự phát triển về sau của những ống n ày khác nhau tùy theo giới tính của phôi thai. Nh ư vậy, trung thận bắt đầu phát sinh từ tuần thứ 4 và tồn tại đến tuần thứ 8 và cùng như tiền thận chỉ là cơ quan tạm thời. 1.3. Hậu thận Hậu thận mới là thận vĩnh viễn của động vật có vú. Ở người, hậu thận bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5, từ đoạn đuôi của dải sinh thận. Ở đoạn n ày, dải sinh thận không chia đốt và được gọi là mầm sinh hậu thận (h. 4). Các đơn vị chế tiết bao gồm tiểu cầu thận đến hết ống lượn xa phát sinh từ mầm sinh hậu thận tương tự như ở trung thận và tiền thận. Ở cuối tuần thứ 4, tại thành sau của ống trung thận dọc, gần nơi mở vào ổ nhớp nảy ra một cái túi thừa gọi là mầm niệu quản (H. 4). Mầm này phát triển về phía mầm sinh hậu thận và sẽ sinh ra niệu quản, bể thận, đài thận, ống góp. 1.3.1. Sự tạo ra niệu quản, bể thận, đài thận và ống góp Mầm niệu quản tiến vào mầm sinh hậu thận. Ðoạn xa của nó phình ra và sẽ tạo ra bể thận. Ðoạn gần vẫn hẹp và dài ra tạo thành niệu quản mà giai đoạn đầu mở vào ổ nhớp. Trong quá tr ình phát triển, đầu xa niệu quản phân nhánh tỏa ra như nan hoa từ trung tâm ra ngoại vi của mầm sinh hậu thận. Những nhánh cấp 1 nở to và trở thành đài thận lớn. Những nhánh từ cấp 2 đến cấp 4 họp lại tạo ra đài thận nhỏ. Những ống còn lại (từ cấp 5 đến 22) sẽ trở thành ống góp (H. 5). 1.3.2. Sự tạo ra ống thận - Sự tạo ống thận: do ống góp tương lai chia nhánh nhiều lần, mầm sinh hậu thận cũng tăng sinh theo sự phát triển của ống góp. Mỗi ống được phủ ở đầu xa bởi những đám tế bào trung mô hậu thận hình mũ gọi là mũ hậu thận (H. 6A). Ðám tế bào trung mô trong mỗi mũ hậu thận biệt hóa tạo thành một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC Trong đời sống phôi thai, sự phát triển của các hệ tiết niệu và sinh dục có liên quan mật thiết với nhau, các bộ phân cấu tạo của hệ này được hệ kia sử dụng để phát triển. Cả 2 hệ đều được phát triển từ một dải trung bì trung gian nằm dọc theo thành sau khoang bụng từ vùng đầu đến vùng đuôi phôi và các ống bài xuất đều đổ vào một khoang chung là ổ nhớp. Bởi vậy, người ta thường nghiên cứu đồng thời sự phát triển của hệ tiết niệu với hệ sinh dục. I. SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU 1. Phát triển của thận và niệu quản Thận và niệu quản phát sinh từ 2 dải trung bì trung gian gọi là dải sinh thận, nằm dọc mỗi bên từ vùng đầu đến vùng đuôi phôi và xen vào giữa các khúc nguyên thủy và trung bì bên. Mỗi dải ấy, dọc theo chiều dài và theo hướng đầu- đuôi, theo thứ tự thời gian sẽ lần lượt biệt hóa thành 3 cơ quan khác nhau: tiền thận, trung thận và hậu thận. 1.1. Tiền thận Từ tuần thứ 3, thứ tự theo hướng đầu- đuôi, dải sinh thận ở vùng cổ phân đốt tạo ra những đốt thận. Sự phân đốt của 2 dải sinh thận ở vùng cổ, phần tiền thận tạo ra khoảng 7 đôi đốt thận(H. 1A). Mỗi đốt thận phát triển th ành một cái túi dài ra tạo thành một ống ngang gọi là ống tiền thận ngang có một đầu (đầu gần) kín và lõm vào thành một cài bao hình đài hoa có thành kép (gồm 2 lá), giữa 2 lá là một khoang kín. Những nhánh nhỏ của động mạch chủ l ưng xâm nhập vào bao đó tạo ra cuộn mao mạch. Cái bao đó và cuộn mao mạch tạo thành một tiểu cầu thận trong. Ở thành sau của khoang cơ thể, những cuộn mao mạch cũng được tao ra đẩy thành sau khoang cơ thể lồi vào khoang đó tạo thành những tiểu cầu thận ngoài (H. 2). Ðầu xa của ống tiền thận ngang nối với những đầu của những ống phía dưới về phía đuôi phôi tạo thành một ống tiền thận dọc. Khi ống tiền thận ở phía đuôi phôi phát triển thì ống tiền thận nằm ở gần vùng đầu phôi bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa rồi biến đi. Ðến cuối tuần thứ 4, tiền thận thoái hóa và biến đi hoàn toàn (H. 1B). 1.2. Trung thận Ở vùng ngực, thắt lưng và xương cùng của phôi, trung bì trung gian tách khỏi khoang cơ thể , mất tính chất phân thành từng đốt gọi là dải sinh thận. Ở các vùng này, những tiểu cầu thận ngoài không được tạo ra. Trung thận phát triển ngay phía đuôi của tiền thận. Thực ra, dải sinh thậ n (phần trung thận) phân đốt không hoàn toàn và sẽ tạo ra 2- 3 đốt thận trong khoảng tương đương với một khúc nguyên thủy. Cũng giống như ở tiền thận, trong mỗi đốt thận của trung thận, đoạn gần cũng tạo ra một ống thận ngang để hình thành nên một tiểu cầu thận và đoạn xa dài ra, quặt về phía đuôi và nối với nhau tạo ra ống trung thận dọc mở vào ổ nhớp. Vào khoảng giữa tháng thứ 2, trung thận là một cơ quan lớn hình trứng, nằm ở 2 bên của đường giữa và lồi vào khoang cơ thể. Lúc này, mầm của tuyến sinh dục được hình thành và nằm ở phía bên của trung thận, được ngăn cách với trung thận bới mào niệu- sinh dục, biểu mô khoang cơ thể phủ lên mào này tạo thành mạc treo niệu- sinh dục (H. 3). Cuối tháng thứ 2, đại đa số các trung thận ngang và toàn bộ tiểu cầu thận của trung thận đều biến mất. Chỉ còn sót lại một số ít ống ở phía đuôi, nằm bên cạnh mầm tuyến sinh dục. Sự phát triển về sau của những ống n ày khác nhau tùy theo giới tính của phôi thai. Nh ư vậy, trung thận bắt đầu phát sinh từ tuần thứ 4 và tồn tại đến tuần thứ 8 và cùng như tiền thận chỉ là cơ quan tạm thời. 1.3. Hậu thận Hậu thận mới là thận vĩnh viễn của động vật có vú. Ở người, hậu thận bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5, từ đoạn đuôi của dải sinh thận. Ở đoạn n ày, dải sinh thận không chia đốt và được gọi là mầm sinh hậu thận (h. 4). Các đơn vị chế tiết bao gồm tiểu cầu thận đến hết ống lượn xa phát sinh từ mầm sinh hậu thận tương tự như ở trung thận và tiền thận. Ở cuối tuần thứ 4, tại thành sau của ống trung thận dọc, gần nơi mở vào ổ nhớp nảy ra một cái túi thừa gọi là mầm niệu quản (H. 4). Mầm này phát triển về phía mầm sinh hậu thận và sẽ sinh ra niệu quản, bể thận, đài thận, ống góp. 1.3.1. Sự tạo ra niệu quản, bể thận, đài thận và ống góp Mầm niệu quản tiến vào mầm sinh hậu thận. Ðoạn xa của nó phình ra và sẽ tạo ra bể thận. Ðoạn gần vẫn hẹp và dài ra tạo thành niệu quản mà giai đoạn đầu mở vào ổ nhớp. Trong quá tr ình phát triển, đầu xa niệu quản phân nhánh tỏa ra như nan hoa từ trung tâm ra ngoại vi của mầm sinh hậu thận. Những nhánh cấp 1 nở to và trở thành đài thận lớn. Những nhánh từ cấp 2 đến cấp 4 họp lại tạo ra đài thận nhỏ. Những ống còn lại (từ cấp 5 đến 22) sẽ trở thành ống góp (H. 5). 1.3.2. Sự tạo ra ống thận - Sự tạo ống thận: do ống góp tương lai chia nhánh nhiều lần, mầm sinh hậu thận cũng tăng sinh theo sự phát triển của ống góp. Mỗi ống được phủ ở đầu xa bởi những đám tế bào trung mô hậu thận hình mũ gọi là mũ hậu thận (H. 6A). Ðám tế bào trung mô trong mỗi mũ hậu thận biệt hóa tạo thành một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 147 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 147 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 142 1 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 141 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 140 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
40 trang 91 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 85 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 79 0 0 -
40 trang 61 0 0