Danh mục

SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIM MẠCH PHẦN 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.68 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở phôi người 4 mm, vào khoảng tuần thứ 4, có 3 cặp tĩnh mạch được phân biệt: - Tĩnh mạch noãn hoàng: gồm 2 tĩnh mạch noãn hoàng trái và phải, bắt nguồn từ trung bì lá tạng của thành túi noãn hoàng. Hai tĩnh mạch này dẫn máu từ túi noãn hoàng về tim để đổ máu vào các sừng của xoang tĩnh mạch. - Tĩnh mạch rốn: gồm 2 tĩnh mạch rốn phải và trái, bắt nguồn từ các nhung mao đệm, dẫn máu có oxy về tim và cũng đổ vào các sừng của xoang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIM MẠCH PHẦN 2 SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIM MẠCH PHẦN 2III. PHÁT TRIỂN CỦA TĨNH MẠCH Ở phôi người 4 mm, vào khoảng tuần thứ 4, có 3 cặp tĩnh mạch được phânbiệt: - Tĩnh mạch noãn hoàng: gồm 2 tĩnh mạch noãn hoàng trái và phải, bắtnguồn từ trung bì lá tạng của thành túi noãn hoàng. Hai tĩnh mạch này dẫn máu từtúi noãn hoàng về tim để đổ máu vào các sừng của xoang tĩnh mạch. - Tĩnh mạch rốn: gồm 2 tĩnh mạch rốn phải và trái, bắt nguồn từ các nhungmao đệm, dẫn máu có oxy về tim và cũng đổ vào các sừng của xoang tĩnh mạch. - Tĩnh mạch chính: cấu tạo bởi những tĩnh mạch trong phôi v à gồm 2 tĩnhmạch chính trước phải và trái nhận máu ở vùng đầu của phôi và 2 tĩnh mạch sauphải và trái nhận máu ở vùng đuôi phôi.IV. NHỮNG BIẾN ÐỔI TUẦN HOÀN SAU SINH1. Tuần hoàn phôi thai Sự tuần hoàn máu ở thai khác với sau khi trẻ ra đời chủ yếu bởi máu thaiđược oxy hóa không phải ở phổi mà ở rau. Thai nhận máu có oxy từ rau qua tĩnh mạch rốn, tĩnh mạch rốn dẫn máuđến gan. Một phần lớn máu được đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới, một phầnnhỏ đổ vào các xoang gan và trộn lẫn với máu của tuần hoàn cửa. Tĩnh mạch chủdưới dẫn máu đổ vào nhĩ phải. Máu từ nhĩ phải hoặc đi xuống thất phải hoặc sangnhĩ trái qua lỗ bầu dục (vì áp lực nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái). Từ thất phải, máu vàođộng mạch phổi, vì phổi chưa hoạt động nên phần lớn máu động mạch phổi quaống động mạch để vào động mạch chủ. Từ động mạch chủ, một phần máu sẽ đếncác tạng và một phần được dẫn theo động mạch rốn đến rau. Trên đường lưu thông từ rau đến các cơ quan phôi thai, máu tĩnh mạch rốngiàu oxy sẽ giảm dần do sự trộn lẫn với máu đã giảm bão hòa oxy ở 4 nơi: gan,tĩnh mạch chủ dưới, nhĩ trái, động mạch chủ.2. Biến đổi tuần hoàn sau sinh Khi trẻ ra đời, tuần hoàn máu có những biến đổi quan trọng và đột ngột dophổiđảm nhiệm chức năng hô hấp và tuần hoàn rau mất đi. - Khi phổi bắt đầu hô hấp, các phế nang, lòng các mạch máu trong phổigiãn ra,sức cản của các động mạch phôi giảm xuống đột ngột nên áp lực máu trongtâm nhĩ phải và tâm thất phải giảm đi, ống động mạch bị bịt lại vì vậy lượng máuchảy qua các mạch phổi tăng lên nhanh chóng. Kết quả là làm xuất hiện áp lực ởnhĩ trái và làm áp lực ở nhĩ trái cao hơn áp lực nhĩ phải nên vách nguyên phát bịđẩy về phía vách thứ phát làm khép lối thông liên nhĩ do lỗ thứ phát và lỗ bầu dụcbị bịt lại - Sự bịt của các động mạch rốn xảy ra vài phút sau sinh. Ðoạn xa của độngmạch rốn sẽ trở thành dây chằng rốn bên và đoạn gần sẽ trở thành động mạch bàngquang trên. - Sự bịt của các tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch xuất hiện ngay sau khiđộng mạch rốn bịt lại. Sau khi bị bịt lại, tĩnh mạch rốn sẽ trở th ành dây chằng tròn,ống tĩnh mạch sẽ trở thành dây chằng của tĩnh mạch gan. - Ống động mạch bị bịt lại ngay sau sinh, sau sẽ trở thành dây chằng độngmạch.V. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG1. Phát triển bất thường của tim1.1. Những dị tật do ngăn tâm nhĩ - Tật còn lỗ bầu dục: khi trẻ ra đời, lúc tuần hoàn phổi bắt đầu, áp lực củanhĩ trái tăng lên và cao hơn nhĩ phải làm cho vách nguyên phát bị đẩy sát vách thứphát và lỗ bầu dục bị bịt lại. Có khoảng 20% trẻ ra đời, sự khép kín ấy không ho àntoàn dẫn đến tật ngăn tâm nhĩ gọi là tật còn lỗ bầu dục. - Thông liên nhĩ do rối loạn phát triển vách liên nhĩ: Vách nguyên phát vàthứ phát đều có rối loạn phát triển. + Vách nguyên phát: có thể bị tiêu hủy quá mức (H.7A) hoặc tr ên vách đólỗ thứ phát có vị trí bất thường. + Vách thứ phát: vách thứ phát phát triển không đủ (H. 7B) + Thông liên nhĩ do bất sản hoàn toàn vách nhĩ (H. 7C), gọi là tật tim 3ngăn. - Khép lỗ bầu dục trước khi trẻ ra đời: tật này dẫn đến phì đại thất phải vàteo tim trái. Trẻ sơ sinh chết ngay sau khi ra đời.1.2. Dị tật do ngăn ống nhĩ thất - Tật còn ống nhĩ thất chung: do rối loạn phát triển của vách nhĩ thất. Váchnhĩ thất không chỉ phân chia lỗ nhĩ thất thành lỗ phải và trái mà còn tham gia hìnhthành phần màng của vách liên thất và đóng lỗ nguyên phát. Sự không sát nhậpcủa các thành phần này dẫn đến tật còn ống nhĩ thất kết hợp với dị tật vách timlàm buống nhĩ và thất được ngăn cách bởi những lá van bất thường (H. 8). - Tật còn lỗ nguyên phát: do rối loạn phát triển của vách nhĩ thất , vách liênthất được đóng kín nhưng vách nhĩ bị khiếm khuyết dẫn đến tật còn lỗ nguyênphát (H. 8C). - Tịt van 3 lá: do lỗ nhĩ thất bị bịt kín trong giai đoạn phát triển sớm dẫnđến thiếu các lá van của van 3 lá hoặc do các lá van sát nhập với nhau. Tật nàythường kết hợp với thông liên nhĩ, thông liên thất, teo thất phải, phì đại thất trái(H. 9A).1.3. Dị tật vách liên thất - Bất sản toàn bộ các thành phần tạo ra vách liên thất: tật tim 3 ngăn trongđó chỉ có một thất. ...

Tài liệu được xem nhiều: