Danh mục

Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang 1. Những biến chuyển về kinh tế xã hội Từ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dần thay thế hẳn công cụ bằng đá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước VănLangSự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang1. Những biến chuyển về kinh tế xã hộiTừ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹthuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dầnthay thế hẳn công cụ bằng đá.Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tếcòn mang tính chất nguyên thuỷ. Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn,nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú, đa dạng như lưỡicuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, r ìu, v.v.. Mỗi loại công cụ sản xuất cũng có các kiểudáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó làlưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao, lưỡi càyhình thoi, hình bầu dục được phân bố ờ vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng sông Mã, lưỡi càyhình xẻng vai ngang được phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc cũng bao gồm nhiều kiểu nhưlưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc hình chữ U, cuốc hình quạt,lưỡi rìu gồm có rìu hình chữ nhật, hình tứ diện lưỡi xoè, hình lưỡi xéo, hình bàn chân,hình lưỡi lệch, ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt.Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩynền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồmnhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biếnrộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng đến ven biển.Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế nông nghiệp dùng cuốc,đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Việc nhiềuloại hình công cụ sản xuất bằng đồng ra đời còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh táccủa cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sốngxã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.Những di cốt trâu bò nuôi tìm thấy trong cùng một di tích văn hoá Đông Sơn, hình bòkhắc hoạ trên mặt trống đồng là bằng chứng cư dân Hùng Vương đã sử dụng trâu bò làmsức kéo trong nông nghiệp dùng cày. Những dấu tích thóc gạo, những công cụ gặt hái t ìmthấy ở các di chỉ thuộc văn hoá Đông Sơn chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồnglúa nước thời Hùng Vương.Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi công tác trị thuỷ, thuỷlợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy cư dânbấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới, tiêu, tưới ruộng theo nước triều lên xuống.Với những công cụ bằng kim khí, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnhcông cuộc khai khẩn đất đai, chinh phục vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc TrungBộ. Cư dân đương thời đã trồng lúa trên các loại ruộng nước,bãi và nương rẫy với nhữnghình thức canh tác phù hợp với địa hình và đất đai từng vùng. Lúa gồm có lúa tẻ và lúanếp.Ngoài trồng lúa nước là chủ yếu, người đương thời còn phát triển nghề làm vườn,trồng rau củ, cây ăn quả để làm phong phú nguồn lương thực. Khảo cổ học đã tìm thấydấu vết của các loại bầu bí, đậu, khoai, sắn. Thu hoạch trong nông nghiệp ngày càng cao.Sự tích bánh dày bánh chưng đã nói lên bước phát triển của nền nông nghiệp trồng lúathời đó. Sử cũ của Trung Quốc cho biết vào năm 111 trước CN, sứ giả nhà Triệu đã cốngcho tướng Hán là Lộ Bác Đức 1000 hũ rượu,100 con bò. Sự kiện đó cũng chứng tỏ sựphát triển nói trên.Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Đểphục vụ nông nghiệp, cư dân bấy giờ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu, bò. Nhiều di tíchvăn hoá Đông Sơn có nhiều xương trâu, bò. Các loài gia súc, gia cầm cũng được nhândân chăn nuôi rộng rãi, như lợn, gà, chó, v. v... Nghề thủ công đạt được bước t iến rấtquan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, nghề đúc đồng,tiến đến nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúcđồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra. Kỹthuật luyện đồng của người Việt cổ thời Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện khiếncho các học giả nước ngoài kinh ngạc và đi đến phủ nhận tính chất bản địa của nó. Trốngđồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ và tài năng, thẩm mỹ củangười thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Thực tế cho thấy từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, GòMun đến Đông Sơn không những số lượng các công cụ bằng đồng ng ày càng tăng nhanhchóng mà còn phong phú, đa dạng của các loại hình và sự tiến triển về trình độ kỹ thuật,nghệ thuật.Việc nghiên cứu và nấu luyện hợp kim đồng phù hợp với các loại hình công cụ khác nhaulà một thành tựu lớn của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Việc cấu tạo hợp kim đểchế tạo công cụ bằng đồng thời Hùng Vương đã trải qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu,hợp kim gồm có đồng - thiếc, gi ...

Tài liệu được xem nhiều: